Tổng công ty Đường sắt Việt Nam bị giải thể trong trường hợp nào? Ai quyết định việc giải thể này?
Tổng công ty Đường sắt Việt Nam bị giải thể trong trường hợp nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 70 Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam Ban hành kèm theo Nghị định 11/2018/NĐ-CP quy định về giải thể Tổng công ty Đường sắt Việt Nam như sau:
Giải thể Tổng công ty Đường sắt Việt Nam
1. Tổng công ty Đường sắt Việt Nam bị giải thể trong các trường hợp sau:
a) Tổng công ty Đường sắt Việt Nam kinh doanh thua lỗ kéo dài nhưng chưa lâm vào tình trạng phá sản;
b) Tổng công ty Đường sắt Việt Nam không thực hiện được các nhiệm vụ do chủ sở hữu quy định sau khi đã áp dụng các biện pháp cần thiết;
c) Việc tiếp tục duy trì Tổng công ty Đường sắt Việt Nam là không cần thiết.
...
Theo quy định trên, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam bị giải thể trong các trường hợp sau:
- Tổng công ty Đường sắt Việt Nam kinh doanh thua lỗ kéo dài nhưng chưa lâm vào tình trạng phá sản;
- Tổng công ty Đường sắt Việt Nam không thực hiện được các nhiệm vụ do chủ sở hữu quy định sau khi đã áp dụng các biện pháp cần thiết;
- Việc tiếp tục duy trì Tổng công ty Đường sắt Việt Nam là không cần thiết.
Giải thể Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (Hình từ Internet)
Việc giải thể Tổng công ty Đường sắt Việt Nam do ai quyết định?
Theo khoản 3 Điều 70 Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam Ban hành kèm theo Nghị định 11/2018/NĐ-CP quy định về giải thể Tổng công ty Đường sắt Việt Nam như sau:
Giải thể Tổng công ty Đường sắt Việt Nam
...
2. Tổng công ty Đường sắt Việt Nam thực hiện việc giải thể theo trình tự, thủ tục giải thể do pháp luật quy định.
3. Việc giải thể Tổng công ty Đường sắt Việt Nam do chủ sở hữu quyết định theo quy định pháp luật.
Theo đó, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam thực hiện việc giải thể theo trình tự, thủ tục giải thể do pháp luật quy định.
Việc giải thể Tổng công ty Đường sắt Việt Nam do chủ sở hữu quyết định theo quy định pháp luật.
Theo Điều 6 Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam Ban hành kèm theo Nghị định 11/2018/NĐ-CP quy định về chủ sở hữu của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam như sau:
Chủ sở hữu của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam
Nhà nước là chủ sở hữu của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam. Chính phủ thống nhất tổ chức thực hiện quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu đối với Tổng công ty Đường sắt Việt Nam. Bộ Giao thông vận tải được phân công thực hiện các quyền và nghĩa vụ của cơ quan đại diện chủ sở hữu đối với Tổng công ty Đường sắt Việt Nam theo quy định của pháp luật.
Như vậy, Nhà nước quyết định giải thể Tổng công ty Đường sắt Việt Nam.
Tổng công ty Đường sắt Việt Nam thuộc diện giải thể mà không tiến hành các thủ tục giải thể thì xử lý như thế nào?
Căn cứ theo khoản 8 Điều 39 Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam Ban hành kèm theo Nghị định 11/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Nghĩa vụ, trách nhiệm của thành viên Hội đồng thành viên và Tổng giám đốc Tổng công ty Đường sắt Việt Nam
1. Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc Tổng công ty Đường sắt Việt Nam có nghĩa vụ:
a) Tuân thủ pháp luật, Điều lệ này, quyết định của chủ sở hữu Tổng công ty Đường sắt Việt Nam trong việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao;
b) Thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao một cách trung thực, cẩn trọng tốt nhất nhằm bảo đảm lợi ích hợp pháp tối đa của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam và chủ sở hữu Tổng công ty Đường sắt Việt Nam;
c) Trung thành với lợi ích của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam và chủ sở hữu Tổng công ty Đường sắt Việt Nam. Không sử dụng thông tin, bí quyết, cơ hội kinh doanh của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam và lợi dụng chức vụ, quyền hạn quản lý, sử dụng vốn và tài sản của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam để thu lợi riêng cho bản thân hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác. Không được đem tài sản của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam cho người khác; không tiết lộ bí mật của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam trong thời gian đang thực hiện chức trách là thành viên Hội đồng thành viên hoặc Tổng giám đốc và trong thời hạn tối thiểu là 03 năm sau khi thôi làm thành viên Hội đồng thành viên hoặc Tổng giám đốc, trừ trường hợp được Hội đồng thành viên chấp thuận;
...
8. Trường hợp Tổng công ty Đường sắt Việt Nam thuộc diện tổ chức lại, giải thể hoặc chuyển đổi sở hữu mà không tiến hành các thủ tục tổ chức lại, giải thể hoặc chuyển đổi sở hữu thì Chủ tịch Hội đồng thành viên, các thành viên Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc bị miễn nhiệm.
Theo quy định trên, trường hợp Tổng công ty Đường sắt Việt Nam thuộc diện giải thể mà không tiến hành các thủ tục giải thể thì Chủ tịch Hội đồng thành viên, các thành viên Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc bị miễn nhiệm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hàng hóa xuất nhập khẩu bị hư hỏng thì không phải nộp thuế đúng không? 23 trường hợp được miễn thuế xuất nhập khẩu?
- Gợi ý kết quả khắc phục những hạn chế khuyết điểm của chi bộ tại báo cáo kiểm điểm chi bộ mới nhất?
- Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm 2021 2030 nêu phương hướng nhiệm vụ giải pháp: Xây dựng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, phòng thủ quân khu thành khu vực gì?
- Báo cáo thành tích cá nhân Bí thư chi bộ cuối năm 2024? Tải báo cáo thành tích của Bí thư chi bộ thôn cuối năm?
- Hộ gia đình bị thu hồi đất phi nông nghiệp không phải đất ở có thể được bồi thường bằng đất ở hoặc nhà ở không?