Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước thực hiện bán vốn nhà nước theo nguyên tắc gì? Thông qua các hình thức nào?
Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước thực hiện bán vốn theo nguyên tắc nào?
Theo Điều 12 Nghị định 151/2013/NĐ-CP (được sửa đổi bởi Khoản 6 Điều 1 Nghị định 147/2017/NĐ-CP) quy định về nguyên tắc bán vốn nhà nước như sau:
Nguyên tắc bán vốn nhà nước
1. Theo đúng tiêu chí, danh mục phân loại doanh nghiệp nhà nước do Thủ tướng Chính phủ quyết định và Kế hoạch bán vốn được Hội đồng thành viên ban hành.
2. Bảo toàn, phát triển giá trị vốn nhà nước đã giao cho Tổng công ty.
3. Đảm bảo công khai, minh bạch, phù hợp với quy định của pháp luật, tạo điều kiện để doanh nghiệp phát triển.
4. Việc xác định giá khởi điểm khi bán phần vốn nhà nước phải bảo đảm phản ánh đầy đủ giá trị thực tế phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp, trong đó bao gồm cả giá trị được tạo bởi giá trị quyền sử dụng đất giao hoặc nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất hợp pháp theo quy định của pháp luật về đất đai, giá trị các quyền sở hữu trí tuệ và tài sản vô hình khác (nếu có) của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật tại thời điểm bán vốn.
Theo đó, Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước thực hiện bán vốn theo nguyên tắc như sau:
- Theo đúng tiêu chí, danh mục phân loại doanh nghiệp nhà nước do Thủ tướng Chính phủ quyết định và Kế hoạch bán vốn được Hội đồng thành viên ban hành.
- Bảo toàn, phát triển giá trị vốn nhà nước đã giao cho Tổng công ty.
- Đảm bảo công khai, minh bạch, phù hợp với quy định của pháp luật, tạo điều kiện để doanh nghiệp phát triển.
- Việc xác định giá khởi điểm khi bán phần vốn nhà nước phải bảo đảm phản ánh đầy đủ giá trị thực tế phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp, trong đó bao gồm cả giá trị được tạo bởi giá trị quyền sử dụng đất giao hoặc nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất hợp pháp theo quy định của pháp luật về đất đai, giá trị các quyền sở hữu trí tuệ và tài sản vô hình khác (nếu có) của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật tại thời điểm bán vốn.
Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (Hình từ Internet)
Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước thực hiện bán vốn theo các hình thức nào?
Theo Điều 13 Nghị định 151/2013/NĐ-CP quy định về hình thức bán vốn nhà nước như sau:
Hình thức bán vốn nhà nước
Tổng công ty áp dụng các hình thức bán vốn nhà nước theo quy định của pháp luật hiện hành và Điều lệ của Tổng công ty, gồm:
1. Các phương thức giao dịch trên sở giao dịch chứng khoán.
2. Đấu giá công khai.
3. Chào bán cạnh tranh.
4. Bán thỏa thuận theo quy định tại Điểm đ Khoản 4 Điều 14 Nghị định này.
5. Các hình thức khác theo quy định của pháp luật.
Theo đó, Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước áp dụng các hình thức bán vốn nhà nước theo quy định của pháp luật hiện hành và Điều lệ của Tổng công ty, gồm:
- Các phương thức giao dịch trên sở giao dịch chứng khoán.
- Đấu giá công khai.
- Chào bán cạnh tranh.
- Bán thỏa thuận theo quy định tại điểm đ khoản 4 Điều 14 Nghị định 151/2013/NĐ-CP
- Các hình thức khác theo quy định của pháp luật.
Ai có quyền quyết định việc thực hiện bán vốn nhà nước?
Theo Điều 15 Nghị định 151/2013/NĐ-CP quy định về hình thức bán vốn nhà nước như sau:
Thẩm quyền quyết định bán vốn nhà nước
1. Tổng công ty được quyền chủ động bán vốn nhà nước tại các doanh nghiệp mà Nhà nước không cần nắm giữ vốn nhà nước theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về phân loại doanh nghiệp và danh mục các doanh nghiệp mà nhà nước không cần nắm giữ.
2. Đối với việc bán vốn nhà nước tại các doanh nghiệp thuộc danh mục Nhà nước giữ cổ phần chi phối:
a) Trường hợp bán bớt nhưng vẫn đảm bảo tỷ lệ cổ phần trên 50% vốn điều lệ của doanh nghiệp thì Tổng công ty xem xét, quyết định;
b) Trường hợp cần bán vốn dẫn đến không đảm bảo tỷ lệ cổ phần trên 50% vốn điều lệ của doanh nghiệp, Tổng công ty báo cáo Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định trước khi thực hiện.
3. Căn cứ quy định của pháp luật hiện hành và Nghị định này, Hội đồng thành viên Tổng công ty ban hành Quy chế bán vốn nhà nước tại các doanh nghiệp do Tổng công ty quản lý.
Theo đó, Tổng công ty được quyền chủ động bán vốn nhà nước tại các doanh nghiệp mà Nhà nước không cần nắm giữ vốn nhà nước theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về phân loại doanh nghiệp và danh mục các doanh nghiệp mà nhà nước không cần nắm giữ.
Đối với việc bán vốn nhà nước tại các doanh nghiệp thuộc danh mục Nhà nước giữ cổ phần chi phối:
+ Trường hợp bán bớt nhưng vẫn đảm bảo tỷ lệ cổ phần trên 50% vốn điều lệ của doanh nghiệp thì Tổng công ty xem xét, quyết định;
+ Trường hợp cần bán vốn dẫn đến không đảm bảo tỷ lệ cổ phần trên 50% vốn điều lệ của doanh nghiệp, Tổng công ty báo cáo Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định trước khi thực hiện.
Căn cứ quy định của pháp luật hiện hành và Nghị định này, Hội đồng thành viên Tổng công ty ban hành Quy chế bán vốn nhà nước tại các doanh nghiệp do Tổng công ty quản lý.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cách điền phiếu biểu quyết thi hành kỷ luật/ đề nghị thi hành kỷ luật đối với Đảng viên chuẩn Hướng dẫn 05?
- Ở giai đoạn chuẩn bị dự án đầu tư xây dựng, dự án đầu tư được thể hiện thông qua những gì? Có bao nhiêu giai đoạn đầu tư xây dựng?
- Phân chia lợi nhuận từ tài sản chung không chia sau khi ly hôn như thế nào? Khi thỏa thuận chia tài sản chung thì có cần xét tới yếu tố lỗi làm cho hôn nhân bị đổ vỡ không?
- Ai được gặp phạm nhân? Tải về mẫu đơn xin gặp mặt phạm nhân mới nhất hiện nay? Trách nhiệm của người gặp?
- Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp bắt buộc trước khi khởi kiện đúng không?