Tổng Bí thư, Chủ tịch nước có thể có bao nhiêu trợ lý? Trợ lý, thư ký của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước do ai tuyển chọn?
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước có thể có bao nhiêu trợ lý?
Căn cứ vào Điều 7 Quy định 30-QĐ/TW năm 2021 quy định như sau:
Số lượng
1. Số lượng trợ lý
a) Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội được sử dụng không quá 4 trợ lý.
b) Thường trực Ban Bí thư được sử dụng không quá 3 trợ lý.
c) Ủy viên Bộ Chính trị được sử dụng không quá 2 trợ lý.
d) Ủy viên Ban Bí thư, Phó Chủ tịch nước, Phó Thủ tướng Chính phủ, Phó Chủ tịch Quốc hội được sử dụng 1 trợ lý.
Trong trường hợp cần thiết, nếu có nhu cầu sử dụng số lượng trợ lý nhiều hơn quy định thì báo cáo Bộ Chính trị xem xét, quyết định.
2. Số lượng thư ký
a) Chức vụ lãnh đạo tại Khoản 1, Điều 2 Quy định này được sử dụng không quá 2 thư ký.
b) Chức vụ lãnh đạo tại Điểm b, Khoản 2, Điều 2 Quy định này được sử dụng 1 thư ký.
Từ quy định trên, số lượng trợ lý, thư ký của các cán bộ Giữ chức vụ lãnh đạo được quy định như sau:
*Số lượng trợ lý:
- Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội được sử dụng không quá 4 trợ lý.
- Thường trực Ban Bí thư được sử dụng không quá 3 trợ lý.
- Ủy viên Bộ Chính trị được sử dụng không quá 2 trợ lý.
- Ủy viên Ban Bí thư, Phó Chủ tịch nước, Phó Thủ tướng Chính phủ, Phó Chủ tịch Quốc hội được sử dụng 1 trợ lý.
Trong trường hợp cần thiết, nếu có nhu cầu sử dụng số lượng trợ lý nhiều hơn quy định thì báo cáo Bộ Chính trị xem xét, quyết định.
*Số lượng thư ký:
- Chức vụ lãnh đạo tại khoản 1 Điều 2 Quy định này được sử dụng không quá 2 thư ký.
- Chức vụ lãnh đạo tại điểm b khoản 2 Điều 2 Quy định này được sử dụng 1 thư ký.
Như vậy, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước có thể có không quá 04 trợ lý.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước có thể có bao nhiêu trợ lý? (Hình từ Internet)
Trợ lý, thư ký của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước do ai tuyển chọn?
Căn cứ vào Điều 3 Quy định 30-QĐ/TW năm 2021 quy định về nguyên tắc tuyển chọn, sử dụng trợ lý, thư ký như sau:
Nguyên tắc tuyển chọn, sử dụng
- Trợ lý, thư ký của đồng chí lãnh đạo nào thì do đồng chí lãnh đạo đó giới thiệu hoặc cơ quan nơi đồng chí lãnh đạo làm việc đề xuất theo yêu cầu của đồng chí lãnh đạo, đáp ứng đủ tiêu chuẩn, điều kiện tại Điều 4 Quy định này.
- Chức danh trợ lý, thư ký nằm trong tổng số biên chế được giao của từng cơ quan và bảo đảm liên thông với các vị trí tương đương khác trong hệ thống chính trị.
- Khi thôi đảm nhiệm chức danh trợ lý, thư ký nếu còn tuổi công tác thì tập thể lãnh đạo cơ quan, cấp ủy hoặc tổ chức đảng (nơi trợ lý, thư ký công tác) căn cứ tình hình thực tế và năng lực, sở trường của cán bộ để bố trí, sắp xếp, điều động công tác theo thẩm quyền hoặc đề xuất cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định. Việc phân công, bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử chức vụ mới được thực hiện theo quy định về tiêu chuẩn, điều kiện, quy trình bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử của Đảng.
Như vậy, về nguyên tắc thì trợ lý, thư ký của đồng chí lãnh đạo nào thì do đồng chí lãnh đạo đó giới thiệu hoặc cơ quan nơi đồng chí lãnh đạo làm việc đề xuất theo yêu cầu của đồng chí lãnh đạo, đáp ứng đủ tiêu chuẩn, điều kiện tại Điều 4 Quy định 30-QĐ/TW năm 2021.
Lương của trợ lý Tổng Bí thư, Chủ tịch nước ngang Thứ trưởng có đúng không?
Căn cứ vào Điều 11 Quy định 30-QĐ/TW năm 2021 quy định về chính sách, chế độ đối với trợ lý như sau:
Chính sách, chế độ
1. Đối với trợ lý
- Trợ lý của chức vụ lãnh đạo tại Điểm a, Khoản 1, Điều 2 Quy định này được hưởng lương và chính sách, chế độ tương đương thứ trưởng.
- Trợ lý của chức vụ lãnh đạo tại Điểm b, c, Khoản 1, Điều 2 Quy định này được hưởng lương và chính sách chế độ tương đương tổng cục trưởng.
2. Đối với thư ký
- Thư ký của chức vụ lãnh đạo tại Khoản 1, Điều 2 Quy định này được hưởng lương và chính sách, chế độ tương đương vụ trưởng của bộ, ngành Trung ương.
- Thư ký của chức vụ lãnh đạo tại Điểm b, Khoản 2, Điều 2 Quy định này được hưởng lương và chính sách, chế độ tương đương phó vụ trưởng hoặc phó ban cấp ủy tỉnh và tương đương của cơ quan, đơn vị cùng cấp.
3. Trường hợp trước khi đảm nhận chức danh trợ lý, thư ký đã hưởng lương và chính sách, chế độ cao hơn thì được giữ nguyên.
Từ quy định nêu trên thì, trợ lý của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội, Thường trực Ban Bí thư được hưởng lương và chính sách, chế độ tương đương Thứ trưởng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tranh chấp hợp đồng dân sự là gì? Những tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án bao gồm tranh chấp hợp đồng dân sự?
- Quy chế tổ chức và hoạt động của trường cao đẳng sư phạm phải được lấy ý kiến rộng rãi từ những ai?
- Caption giáng sinh ngắn? Caption noel ý nghĩa? Lễ Giáng sinh người lao động nước ngoài có được nghỉ làm không?
- Đại hội Hội công chứng viên được triệu tập lần thứ 2 khi nào? Cơ quan chấp hành của Đại hội Hội công chứng viên là cơ quan nào?
- Ban Chấp hành Hội công chứng viên làm việc theo nguyên tắc gì? Hình thức bầu Ban Chấp hành Hội công chứng viên là gì?