Tôn chỉ hoạt động của Liên đoàn Điền kinh Việt Nam là gì? Liên đoàn Điền kinh Việt Nam có những quyền gì?
Tôn chỉ hoạt động của Liên đoàn Điền kinh Việt Nam là gì?
Theo Điều 2 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) của Liên đoàn Điền kinh Việt Nam phê duyệt kèm theo Quyết định 458/QĐ-BNV năm 2010 quy định về tôn chỉ, mục đích như sau:
Tôn chỉ, mục đích
1. Liên đoàn Điền kinh Việt Nam (sau đây gọi tắt là Liên đoàn) là tổ chức xã hội - nghề nghiệp tự nguyện của các tổ chức và công dân Việt Nam hoạt động, đóng góp, cổ vũ và giúp đỡ tích cực cho sự phát triển môn điền kinh. Liên đoàn hoạt động tuân thủ pháp luật của Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2. Mục đích của Liên đoàn Điền kinh Việt Nam là đoàn kết, tập hợp mọi nỗ lực hoạt động của các tổ chức và cá nhân nhằm phát triển phong trào tập luyện, thi đấu môn điền kinh góp phần nâng cao sức khoẻ, rèn luyện ý chí, phẩm chất đạo đức, phù hợp với truyền thống dân tộc Việt Nam cho nhân dân, đặc biệt là thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên nhằm nâng cao thành tích môn điền kinh, góp phần nâng cao vị thế của điền kinh Việt Nam trong khu vực và trên thế giới.
Theo quy định trên, Liên đoàn Điền kinh Việt Nam là tổ chức xã hội - nghề nghiệp tự nguyện của các tổ chức và công dân Việt Nam hoạt động, đóng góp, cổ vũ và giúp đỡ tích cực cho sự phát triển môn điền kinh.
Liên đoàn Điền kinh Việt Nam (Hình từ Internet)
Nhiệm vụ của Liên đoàn Điền kinh Việt Nam được quy định thế nào?
Theo quy định tại Điều 7 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) của Liên đoàn Điền kinh Việt Nam phê duyệt kèm theo Quyết định 458/QĐ-BNV năm 2010 về nhiệm vụ của Liên đoàn như sau:
Nhiệm vụ của Liên đoàn
1. Tập hợp các tổ chức thành viên tham gia phát triển phong trào điền kinh Việt Nam, đặc biệt chú ý đến đối tượng thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên. Phổ biến các phương pháp tập luyện, các tiêu chuẩn rèn luyện thể lực, các hình thức thi đấu điền kinh nhằm góp phần nâng cao thể chất cho nhân dân, tạo môi trường phát hiện và bồi dưỡng tài năng điền kinh.
2. Tuyên truyền lợi ích và tác dụng tập luyện của môn điền kinh.
3. Kiến nghị, đề xuất với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về cơ chế, chính sách nhằm phát triển môn điền kinh, tăng cường các điều kiện vật chất, kỹ thuật; sử dụng và đãi ngộ hợp lý cán bộ, huấn luyện viên, vận động viên, trọng tài môn điền kinh.
4. Huy động các nguồn lực của xã hội, thu hút các nguồn tài trợ, tổ chức các hoạt động kinh doanh, dịch vụ theo quy định của pháp luật để tạo nguồn kinh phí cho hoạt động của Liên đoàn.
5. Được Nhà nước hỗ trợ kinh phí hoạt động, cấp kinh phí cho các nhiệm vụ do Nhà nước ủy quyền theo quy định của pháp luật.
6. Được nhận các nguồn tài trợ, ủng hộ của các tổ chức, cá nhân trong nước, nước ngoài và quản lý, sử dụng theo quy định của pháp luật.
7. Tổ chức, quản lý các giải Điền kinh Quốc gia và giải Điền kinh Quốc tế tại Việt Nam theo thẩm quyền. Liên đoàn ban hành điều lệ thi đấu môn điền kinh và tổ chức, điều hành các cuộc thi đấu, biểu diễn môn điền kinh ở quy mô toàn quốc; phối hợp với các tổ chức thể thao quốc tế tổ chức các cuộc thi đấu, biểu diễn điền kinh tại Việt Nam phù hợp với quy định của pháp luật.
...
Theo đó, Liên đoàn Điền kinh Việt Nam có những nhiệm vụ được quy định tại Điều 7 nêu trên.
Trong đó có nhiệm vụ huy động các nguồn lực của xã hội, thu hút các nguồn tài trợ, tổ chức các hoạt động kinh doanh, dịch vụ theo quy định của pháp luật để tạo nguồn kinh phí cho hoạt động của Liên đoàn.
Liên đoàn Điền kinh Việt Nam có những quyền gì?
Căn cứ Điều 8 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) của Liên đoàn Điền kinh Việt Nam phê duyệt kèm theo Quyết định 458/QĐ-BNV năm 2010 quy định về quyền của Liên đoàn như sau:
Quyền của Liên đoàn
1. Tuyên truyền tôn chỉ, mục đích hoạt động của Liên đoàn.
2. Đại diện cho hội viên, tổ chức thành viên trong mối quan hệ đối nội, đối ngoại có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của Liên đoàn.
3. Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của Liên đoàn, hội viên, tổ chức thành viên.
4. Tổ chức, phối hợp hoạt động giữa các hội viên vì lợi ích chung của Liên đoàn; hòa giải tranh chấp trong nội bộ Liên đoàn.
5. Tổ chức mở lớp đào tạo, bồi dưỡng, huấn luyện chuyên môn cho các hội viên, tổ chức thành viên và được cấp chứng chỉ theo quy định của pháp luật.
6. Tư vấn, phản biện các vấn đề thuộc phạm vi hoạt động của Liên đoàn theo đề nghị của các tổ chức, cá nhân khi có yêu cầu phù hợp với quy định pháp luật.
...
Như vậy, Liên đoàn Điền kinh Việt Nam có những quyền được quy định tại Điều 8 nêu trên.
Trong đó có quyền đại diện cho hội viên, tổ chức thành viên trong mối quan hệ đối nội, đối ngoại có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của Liên đoàn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Có trở thành công ty đại chúng khi chưa chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng? Phải đăng ký cổ phiếu tập trung tại đâu?
- Khi thấy người tiêu dùng bị ép buộc mua hàng hóa thì cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước xử lý không?
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ của cấp ủy mới nhất? Hướng dẫn viết bản nhận xét đánh giá cán bộ của cấp ủy chi tiết?
- Có thể xét nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đã có thông báo nghỉ hưu?
- Phê bình người có hành vi bạo lực gia đình có phải là một biện pháp ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình?