Tôn chỉ của Hội Khoa học kinh tế Hà Nội là gì? Hội Khoa học kinh tế Hà Nội có quyền hạn và nhiệm vụ như thế nào?
Tôn chỉ của Hội Khoa học kinh tế Hà Nội là gì?
Tôn chỉ của Hội Khoa học kinh tế Hà Nội quy định ở Điều 2 Điều lệ Hội Khoa học kinh tế Hà Nội ban hành kèm theo Quyết định 732/QĐ-UBND năm 2021 cụ thể:
Tôn chỉ, mục đích
1. Tôn chỉ: Hội Khoa học kinh tế Hà Nội (sau đây gọi tắt là Hội) là tổ chức xã hội - nghề nghiệp của các công dân, tổ chức Việt Nam đang sinh sống, làm việc hợp pháp trên địa bàn thành phố Hà Nội; hoạt động, công tác về lĩnh vực nghiên cứu, giảng dạy, quản lý và quản trị kinh doanh; tuân thủ Điều lệ của Hội, tự nguyện gia nhập là hội viên của Hội.
2. Mục đích: Nhằm mục đích tập hợp, đoàn kết hội viên, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của hội viên; phát huy sức mạnh sáng tạo và hỗ trợ, giúp đỡ nhau trong hoạt động, công tác nghiên cứu, giảng dạy, quản lý và quản trị kinh doanh có hiệu quả; đóng góp vào việc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và Thủ đô Hà Nội.
Theo đó, tôn chỉ của Hội Khoa học kinh tế Hà Nội là tổ chức xã hội - nghề nghiệp của các công dân, tổ chức Việt Nam đang sinh sống, làm việc hợp pháp trên địa bàn thành phố Hà Nội; hoạt động, công tác về lĩnh vực nghiên cứu, giảng dạy, quản lý và quản trị kinh doanh; tuân thủ Điều lệ của Hội, tự nguyện gia nhập là hội viên của Hội.
Hội Khoa học kinh tế Hà Nội (Hình từ Internet)
Hội Khoa học kinh tế Hà Nội có quyền hạn gì?
Quyền hạn của Hội Khoa học kinh tế Hà Nội quy định ở Điều 6 Điều lệ Hội Khoa học kinh tế Hà Nội ban hành kèm theo Quyết định 732/QĐ-UBND năm 2021 cụ thể:
Quyền hạn
1. Tuyên truyền mục đích của Hội.
2. Đại diện cho hội viên trong mối quan hệ đối nội, đối ngoại có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của Hội.
3. Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của hội viên phù hợp với tôn chỉ, mục đích của Hội theo quy định của pháp luật.
4. Tham gia chương trình, dự án, đề tài nghiên cứu, tư vấn, phản biện và giám định xã hội theo đề nghị của cơ quan nhà nước; cung cấp dịch vụ công về các vấn đề thuộc lĩnh vực hoạt động của Hội.
5. Tham gia ý kiến vào các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến nội dung hoạt động của Hội theo quy định của pháp luật. Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với các vấn đề liên quan tới sự phát triển Hội và lĩnh vực Hội hoạt động. Được tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, tổ chức các hoạt động dịch vụ khác theo quy định của pháp luật.
6. Phối hợp với cơ quan, tổ chức có liên quan để thực hiện nhiệm vụ của Hội.
7. Thành lập pháp nhân thuộc Hội theo quy định của pháp luật.
8. Được gây quỹ Hội trên cơ sở hội phí của hội viên và các nguồn thu từ hoạt động kinh doanh, dịch vụ theo quy định của pháp luật để tự trang trải về kinh phí hoạt động.
9. Được nhận các nguồn tài trợ hợp pháp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật. Được Nhà nước hỗ trợ kinh phí đối với những hoạt động gắn với nhiệm vụ của Nhà nước giao.
Theo đó, Hội Khoa học kinh tế Hà Nội có các quyền hạn nêu trên.
Hội Khoa học kinh tế Hà Nội có nhiệm vụ như thế nào?
Nhiệm vụ của Hội Khoa học kinh tế Hà Nội ở Điều 7 Điều lệ Hội Khoa học kinh tế Hà Nội ban hành kèm theo Quyết định 732/QĐ-UBND năm 2021 cụ thể:
- Chấp hành các quy định của pháp luật có liên quan đến tổ chức, hoạt động của Hội.
Tổ chức, hoạt động theo Điều lệ Hội đã được phê duyệt. Không được lợi dụng hoạt động của Hội để làm phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự xã hội, đạo đức, thuần phong mỹ tục, truyền thống của dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức.
- Tập hợp, đoàn kết hội viên; tổ chức, phối hợp hoạt động giữa các hội viên vì lợi ích chung của Hội; thực hiện đúng tôn chỉ, mục đích của Hội nhằm tham gia phát triển lĩnh vực liên quan đến hoạt động của Hội, góp phần xây dựng và phát triển đất nước.
- Phổ biến, huấn luyện kiến thức cho hội viên, hướng dẫn hội viên tuân thủ pháp luật, chế độ, chính sách của Nhà nước và Điều lệ, quy chế, quy định của Hội.
- Đại diện hội viên tham gia, kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền về các chủ trương, chính sách liên quan đến lĩnh vực hoạt động của Hội theo quy định của pháp luật.
- Hòa giải tranh chấp, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong nội bộ Hội theo quy định của pháp luật.
- Xây dựng và ban hành quy tắc đạo đức trong hoạt động của Hội.
- Quản lý và sử dụng các nguồn kinh phí của Hội theo đúng quy định của pháp luật.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là gì? Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đúng không?
- Công ty đại chúng có phải công bố thông tin định kỳ về báo cáo tình hình quản trị công ty hay không?
- Mục tiêu của giáo dục đại học là gì? Phát triển giáo dục đại học nhằm mục đích gì theo quy định?
- Viết bài văn tả con vật trên tivi lớp 4? Tả con vật em đã được quan sát trên ti vi lớp 4 hay nhất?
- Phạm vi hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân được quy định như thế nào? Bộ máy giúp việc của Quỹ Hỗ trợ nông dân gồm có ai?