Tomboy có thể thay đổi tên trên giấy khai sinh vì thấy không hợp với giới tính thật của mình hay không?
Giới tính trên giấy khai sinh được xác định dựa trên căn cứ nào?
Căn cứ theo khoản điểm d khoản 1 Điều 4 Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định về Xác định nội dung đăng ký khai sinh như sau:
Xác định nội dung đăng ký khai sinh, khai tử
1. Nội dung khai sinh được xác định theo quy định tại Khoản 1 Điều 14 của Luật Hộ tịch và quy định sau đây:
...
d) Ngày, tháng, năm sinh được xác định theo Dương lịch. Nơi sinh, giới tính của trẻ em được xác định theo Giấy chứng sinh do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp; trường hợp không có Giấy chứng sinh thì xác định theo giấy tờ thay Giấy chứng sinh theo quy định tại Khoản 1 Điều 16 của Luật Hộ tịch.
Đối với trẻ em sinh tại cơ sở y tế thì nơi sinh phải ghi rõ tên của cơ sở y tế và tên đơn vị hành chính cấp xã, huyện, tỉnh nơi có cơ sở y tế đó; trường hợp trẻ em sinh ngoài cơ sở y tế thì ghi rõ tên đơn vị hành chính cấp xã, huyện, tỉnh nơi trẻ em sinh ra.
...
Theo quy định nêu trên, giới tính của trẻ em được xác định theo giấy chứng sinh do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp.
Và, tại khoản 2 Điều 2 Thông tư 17/2012/TT-BYT (được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Thông tư 34/2015/TT-BYT), cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền cấp giấy chứng sinh có trách nhiệm ghi đầy đủ các nội dung trên giấy chứng sinh trước khi trẻ sơ sinh về nhà.
Cha, mẹ hoặc người thân thích của trẻ có trách nhiệm đọc, kiểm tra lại thông tin trước khi ký. Giấy chứng sinh được làm thành 02 bản có giá trị pháp lý như nhau, 01 bản giao cho bố, mẹ hoặc người thân thích của trẻ để làm thủ tục khai sinh và 01 bản lưu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Trường hợp không có giấy chứng sinh thì xác định theo giấy tờ thay giấy chứng sinh bằng văn bản của người làm chứng xác nhận về việc sinh. Nếu không có người làm chứng thì phải có giấy cam đoan về việc sinh.
Tomboy có thể thay đổi tên trên giấy khai sinh vì thấy không hợp với giới tính thật của mình hay không? (Hình từ Internet)
Tomboy có thể thay đổi tên trên giấy khai sinh vì thấy không hợp với giới tính thật của mình hay không?
Theo Điều 28 Bộ luật Dân sự 2015 quy định quyền thay đổi tên, trong đó, cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi tên trong trường hợp sau đây:
- Theo yêu cầu của người có tên mà việc sử dụng tên đó gây nhầm lẫn, ảnh hưởng đến tình cảm gia đình, đến danh dự, quyền, lợi ích hợp pháp của người đó.
- Theo yêu cầu của cha nuôi, mẹ nuôi về viêc thay đổi tên cho con nuôi hoặc khi người nuôi thôi làm con nuôi và người này hoặc cha đẻ, mẹ đẻ yêu cầu lấy lại tên mà cha đẻ, mẹ đẻ đã đặt.
- Theo yêu cầu của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc người con khi xác định cha, mẹ cho con.
- Thay đổi tên của người bị lưu lạc đã tìm ra nguồn gốc huyết thống của mình.
- Thay đổi tên của vợ, chồng trong quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài để phù hợp với pháp luật của nước mà vợ, chồng người nước ngoài là công dân hoặc lấy lại tên trước khi thay đổi.
- Thay đổi tên của người đã xác định lại giới tính, người đã chuyển đổi giới tính.
- Trường hợp khác do pháp luật về hộ tịch quy định.
Do đó, nếu trường hợp chỉ vì không thích, thấy tên trên giấy khai sinh không hợp với giới tính thật của bản thân thì không được quyền thay đổi tên.
Tuy nhiên, bạn có thể thực hiện thủ tục xác định lại giới tính hoặc thực hiện chuyển đổi giới tính để được thay đổi tên trên giấy khai sinh phù hợp với giới tính thật của mình. Trong trường hợp này, người yêu cầu đổi tên phải cung cấp giấy tờ làm cơ sở để cơ quan có thẩm quyền xem xét, giải quyết.
Cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết thay đổi lại tên trên giấy khai sinh?
Căn cứ Điều 27 Luật Hộ tịch 2014 quy định Thẩm quyền đăng ký thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch như sau:
Thẩm quyền đăng ký thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch
Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đã đăng ký hộ tịch trước đây hoặc nơi cư trú của cá nhân có thẩm quyền giải quyết việc thay đổi, cải chính hộ tịch cho người chưa đủ 14 tuổi; bổ sung hộ tịch cho công dân Việt Nam cư trú ở trong nước.
Đồng thời, tại khoản 3 Điều 46 Luật Hộ tịch 2014 quy định về Thẩm quyền đăng ký thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch, xác định lại dân tộc như sau:
Thẩm quyền đăng ký thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch, xác định lại dân tộc
1. Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi đã đăng ký hộ tịch trước đây hoặc nơi cư trú của người nước ngoài có thẩm quyền giải quyết việc cải chính, bổ sung hộ tịch đối với người nước ngoài đã đăng ký hộ tịch tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam.
2. Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi người Việt Nam định cư ở nước ngoài đã đăng ký hộ tịch trước đây có thẩm quyền giải quyết việc thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch, xác định lại dân tộc.
3. Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi đã đăng ký hộ tịch trước đây hoặc nơi cư trú của cá nhân có thẩm quyền giải quyết việc thay đổi, cải chính hộ tịch cho công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên cư trú ở trong nước; xác định lại dân tộc.
Theo đó, trường hợp thay đổi họ, tên cho người chưa đủ 14 tuổi thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đã đăng ký hộ tịch trước đây hoặc nơi cư trú của cá nhân.
Còn đối với công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên cư trú ở trong nước thì Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi đã đăng ký hộ tịch trước đây hoặc nơi cư trú của cá nhân có thẩm quyền giải quyết việc thay đổi họ, tên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Đơn đề nghị hoàn tiền trúng đấu giá biển số xe mới nhất hiện nay? Trường hợp nào hoàn tiền trúng đấu giá biển số xe?
- Mẫu Quy chế làm việc của chi ủy chi bộ cơ sở mới nhất là mẫu nào? Chi ủy, chi bộ cơ sở họp thường lệ mấy tháng một lần?
- Mẫu sơ yếu lý lịch cá nhân của sáng lập viên thành lập quỹ từ thiện, quỹ xã hội? Điều kiện đối với sáng lập viên thành lập quỹ?
- Bảo đảm hoàn thành sắp xếp CBCCVC dôi dư sau 5 năm tinh gọn bộ máy hành chính theo Công văn 7968?
- Thời điểm xuất hóa đơn GTGT hàng xuất khẩu theo Nghị định 123? Xuất khẩu hàng hóa được sử dụng hóa đơn GTGT?