Tội vi phạm quy định về sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát lãng phí có bao nhiêu khung hình phạt?
- Tội vi phạm quy định về sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát lãng phí có bao nhiêu khung hình phạt?
- Người che giấu tội phạm về tội vi phạm quy định về sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát lãng phí có chịu trách nhiệm hình sự không?
- Khi quyết định hình phạt đối với người phạm tội thì Tòa án căn cứ vào những điều gì?
Tội vi phạm quy định về sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát lãng phí có bao nhiêu khung hình phạt?
Căn cứ vào Điều 219 Bộ luật Hình sự 2015 (được bổ sung bởi điểm k khoản 1 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017; được sửa đổi bởi điểm l khoản 2 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) quy định về tội vi phạm quy định về sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí như sau:
Tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí
1. Người nào được giao quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước mà vi phạm chế độ quản lý, sử dụng tài sản, gây thất thoát, lãng phí từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc dưới 100.000.000 đồng nhưng đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 12 năm:
a) Vì vụ lợi;
b) Có tổ chức;
c) Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt;
d) Gây thất thoát, lãng phí từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng.
3. Phạm tội gây thất thoát, lãng phí 1.000.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm.
4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Như vậy, người nào được giao sử dụng tài sản Nhà nước mà vi phạm chế độ quản lý gây thất thoát, lãng phí thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo các khung hình phạt sau đây:
Khung hình phạt 1: Gây thất thoát, lãng phí từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc dưới 100.000.000 đồng nhưng đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
Khung hình phạt 2: Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 12 năm:
- Vì vụ lợi;
- Có tổ chức;
- Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt;
- Gây thất thoát, lãng phí từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng.
Khung hình phạt 3: Phạm tội gây thất thoát, lãng phí 1.000.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm.
Hình phạt bổ sung: Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Tội vi phạm quy định về sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát lãng phí có bao nhiêu khung hình phạt? (Hình minh họa)
Người che giấu tội phạm về tội vi phạm quy định về sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát lãng phí có chịu trách nhiệm hình sự không?
Căn cứ vào Điều 389 Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi bởi khoản 137 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) quy định về tội che giấu tội phạm như sau:
Tội che giấu tội phạm
1. Người nào không hứa hẹn trước mà che giấu một trong các tội phạm quy định tại các điều sau đây của Bộ luật này, nếu không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 18 của Bộ luật này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 05 năm:
a) Các điều 108, 109, 110, 111, 112, 113, 114, 115, 116, 117, 118, 119, 120 và 121;
b) Điều 123, các khoản 2, 3 và 4 Điều 141, Điều 142, Điều 144, khoản 2 và khoản 3 Điều 146, các khoản 1, 2 và 3 Điều 150, các điều 151, 152, 153 và 154;
c) Điều 168, Điều 169, các khoản 2, 3 và 4 Điều 173, các khoản 2, 3 và 4 Điều 174, các khoản 2, 3 và 4 Điều 175, các khoản 2, 3 và 4 Điều 178;
d) Khoản 3 và khoản 4 Điều 188, khoản 3 Điều 189, khoản 2 và khoản 3 Điều 190, khoản 2 và khoản 3 Điều 191, khoản 2 và khoản 3 Điều 192, các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 193, các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 194, các khoản 2, 3 và 4 Điều 195, khoản 2 và khoản 3 Điều 196, khoản 3 Điều 205, các khoản 2, 3 và 4 Điều 206, Điều 207, Điều 208, khoản 2 và khoản 3 Điều 219, khoản 2 và khoản 3 Điều 220, khoản 2 và khoản 3 Điều 221, khoản 2 và khoản 3 Điều 222, khoản 2 và khoản 3 Điều 223, khoản 2 và khoản 3 Điều 224;
đ) Khoản 2 và khoản 3 Điều 243;
e) Các điều 248, 249, 250, 251, 252 và 253, khoản 2 Điều 254, các điều 255, 256, 257 và 258, khoản 2 Điều 259;
g) Các khoản 2, 3 và 4 Điều 265, các điều 282, 299, 301, 302, 303 và 304, các khoản 2, 3 và 4 Điều 305, các khoản 2, 3 và 4 Điều 309, các khoản 2, 3 và 4 Điều 311, khoản 2 và khoản 3 Điều 329;
h) Các khoản 2, 3 và 4 Điều 353, các khoản 2, 3 và 4 Điều 354, các khoản 2, 3 và 4 Điều 355, khoản 2 và khoản 3 Điều 356, các khoản 2, 3 và 4 Điều 357, các khoản 2, 3 và 4 Điều 358, các khoản 2, 3 và 4 Điều 359, các khoản 2, 3 và 4 Điều 364, các khoản 2, 3 và 4 Điều 365;
i) Khoản 3 và khoản 4 Điều 373, khoản 3 và khoản 4 Điều 374, khoản 2 Điều 386;
k) Các điều 421, 422, 423, 424 và 425.
Dẫn chiếu đến khoản 2 Điều 18 Bộ luật Hình sự 2015 như sau:
Che giấu tội phạm
...
2. Người che giấu tội phạm là ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội không phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 1 Điều này, trừ trường hợp che giấu các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng khác quy định tại Điều 389 của Bộ luật này.
Như vậy, căn cứ vào điểm d khoản 1 Điều 389 nêu trên thì người nào không hứa hẹn trước mà che giấu tội phạm về tội vi phạm quy định về sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát lãng phí thì có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 05 năm.
Trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 18 Bộ luật Hình sự 2015 nêu trên.
Lưu ý: người che giấu tội phạm chỉ "phạm tội che giấu tội phạm" về tội này nếu người phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 219 Bộ luật Hình sự 2015. Còn nếu người người phạm tội thuộc vào khoản 1 Điều 219 thì người che giấu tội phạm sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Khi quyết định hình phạt đối với người phạm tội thì Tòa án căn cứ vào những điều gì?
Căn cứ vào Điều 50 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về căn cứ quyết định hình phạt như sau:
Căn cứ quyết định hình phạt
1. Khi quyết định hình phạt, Tòa án căn cứ vào quy định của Bộ luật này, cân nhắc tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội, các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng trách nhiệm hình sự.
2. Khi quyết định áp dụng hình phạt tiền, ngoài căn cứ quy định tại khoản 1 Điều này, Tòa án căn cứ vào tình hình tài sản, khả năng thi hành của người phạm tội.
Như vậy, khi quyết định hình phạt với người phạm tội thì Tòa án sẽ căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội, các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng trách nhiệm hình sự.
Khi quyết định áp dụng hình phạt tiền, ngoài căn cứ nêu trên thì Tòa án căn cứ vào tình hình tài sản, khả năng thi hành của người phạm tội.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trực tiếp bóng đá Việt Nam Myanmar 21 12 AFF Cup 2024? Link xem trực tiếp Việt Nam Myanmar 21 12? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?
- Tổng hợp đề thi viết chữ đẹp lớp 1, 2, 3, 4, 5? Quy định mẫu chữ viết trong trường tiểu học thế nào?
- Mẫu kế hoạch kiểm tra giám sát tổ chức đảng của Ủy ban kiểm tra các cấp mới nhất? Mọi tổ chức đảng đều bị kiểm tra giám sát kỷ luật đảng?
- Mẫu cam kết của nhà thầu thi công xây dựng công trình? Trách nhiệm của nhà thầu thi công xây dựng?
- Đất hết thời hạn sử dụng có được thừa kế hay không? Ai có quyền quyết định thời hạn sử dụng đất?