Tội hiếp dâm nếu không có yêu cầu của bị hại thì có được khởi tố không? Tố giác hiếp dâm cách đây 10 năm được không?
Tội hiếp dâm nếu không có yêu cầu của bị hại thì có được khởi tố không?
Căn cứ theo Điều 155 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Tố tụng hình sự 2021 quy định như sau:
Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại
1. Chỉ được khởi tố vụ án hình sự về tội phạm quy định tại khoản 1 các điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155 và 156 của Bộ Luật hình sự khi có yêu cầu của bị hại hoặc người đại diện của bị hại là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc đã chết.
2. Trường hợp người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu thì vụ án phải được đình chỉ, trừ trường hợp có căn cứ xác định người đã yêu cầu rút yêu cầu khởi tố trái với ý muốn của họ do bị ép buộc, cưỡng bức thì tuy người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án vẫn tiếp tục tiến hành tố tụng đối với vụ án.
3. Bị hại hoặc người đại diện của bị hại đã rút yêu cầu khởi tố thì không có quyền yêu cầu lại, trừ trường hợp rút yêu cầu do bị ép buộc, cưỡng bức.
Tối hiếp dâm được quy định tại Điều 141 Bộ luật Hình sự 2015.
Và theo quy định trên sẽ chỉ được khởi tố vụ án hình sự khi có yêu cầu của bị hại hoặc người đại diện của bị hại là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc đã chết đối với tội hiếp dâm thuộc các trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 141 Bộ luật Hình sự 2015, được sửa đổi bởi khoản 23 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 như sau:
Tội hiếp dâm
1. Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác trái với ý muốn của nạn nhân, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.
...
Còn những trường hợp được quy định tại các khoản khác thì có thể khởi tố vụ án mà không cần có yêu cầu của bị hại hoặc người đại diện của bị hại là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc đã chết.
Tội hiếp dâm (Hình từ Internet)
Tố giác hiếp dâm cách đây 10 năm được không?
Căn cứ theo Điều 9 Bộ luật Hình sự 2015, được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 như sau:
Phân loại tội phạm
1. Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội được quy định trong Bộ luật này, tội phạm được phân thành 04 loại sau đây:
a) Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội không lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 03 năm;
b) Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 03 năm tù đến 07 năm tù;
c) Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội rất lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 07 năm tù đến 15 năm tù;
d) Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội đặc biệt lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 15 năm tù đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.
...
Và căn cứ theo Điều 27 Bộ luật Hình sự 2015 quy định như sau:
Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự
1. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự là thời hạn do Bộ luật này quy định mà khi hết thời hạn đó thì người phạm tội không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
2. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được quy định như sau:
a) 05 năm đối với tội phạm ít nghiêm trọng;
b) 10 năm đối với tội phạm nghiêm trọng;
c) 15 năm đối với tội phạm rất nghiêm trọng;
d) 20 năm đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
...
Theo đó, khoản 1 Điều 141 Bộ luật Hình sự 2015 được phân loại tội phạm nghiêm trọng nên có thời hạn truy cứu trách nhiệm hình sự là 10 năm.
Khoản 2 Điều 141 Bộ luật Hình sự 2015 được phân loại tội phạm rất nghiêm trọng nên có thời hạn truy cứu trách nhiệm hình sự là 15 năm.
Khoản 3 Điều 141 Bộ luật Hình sự 2015 được phân loại tội phạm đặc biệt nghiêm trọng nên có thời hạn truy cứu trách nhiệm hình sự là 20 năm.
Cũng theo khoản 1 Điều 144 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 thì tố giác về tội phạm là việc cá nhân phát hiện và tố cáo hành vi có dấu hiệu tội phạm với cơ quan có thẩm quyền. Luật cũng không có quy định trường hợp phát hiện hành vi có dấu hiệu phạm tội cách đây nhiều năm thì không được phép tố cáo.
Như vậy, việc tố giác tội phạm có thể thực hiện bất kể thời gian xảy ra cách đây bao lâu.
Tuy nhiên việc có truy cứu trách nhiệm hình sự hay không còn phụ thuộc vào thời hạn truy cứu được trình bày như trên.
Vụ việc xảy ra vào ngày 10/3/2013 do đó sẽ không còn thời hạn truy cứu trách nhiệm hình sự nếu thuộc khoản 1 Điều 141 Bộ luật Hình sự 2015, còn khoản 2, khoản 3 Điều này thì vẫn còn thời hạn truy cứu trách nhiệm hình sự.
Người phạm tội hiếp dâm khi bị truy cứu trách nhiệm hình sự ngoài hình phạt tù thì có thể bị gì?
Căn cứ theo khoản 5 Điều 141 Bộ luật Hình sự 2015 quy định như sau:
Tội hiếp dâm
...
5. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Theo đó, người phạm tội hiếp dâm ngoài hình phạt tù thì còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cổng Dịch vụ công quốc gia được kết nối với hệ thống nào? Thông tin nào được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia?
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự có thời hạn bao lâu? Trường hợp nào được ủy quyền đứng tên trong Giấy chứng nhận?
- Trạm y tế được giới thiệu, chuyển người bệnh đến cơ sở khám bệnh chữa bệnh khác trong trường hợp nào?
- Liên hệ bản thân về 19 điều Đảng viên không được làm? Liên hệ bản thân về những điều Đảng viên không được làm?
- Nhân viên y tế học đường là gì? Mức hỗ trợ phụ cấp cho nhân viên y tế học đường hiện nay là bao nhiêu?