Tôi có bị giới hạn số lần lãnh tiền từ bảo hiểm thất nghiệp hay không?
Bảo hiểm thất nghiệp là gì?
Theo khoản 4 Điều 3 Luật Việc làm 2013 định nghĩa về bảo hiểm thất nghiệp như sau:
4. Bảo hiểm thất nghiệp là chế độ nhằm bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi bị mất việc làm, hỗ trợ người lao động học nghề, duy trì việc làm, tìm việc làm trên cơ sở đóng vào Quỹ bảo hiểm thất nghiệp.
Đối tượng nào bắt buộc phải đóng bảo hiểm thất nghiệp?
Theo Điều 43 Luật Việc làm 2013 thì các đối tượng sau đây bắt buộc phải đóng bảo hiểm thất nghiệp:
1. Người lao động phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp khi làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc như sau:
- Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc không xác định thời hạn;
- Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc xác định thời hạn;
- Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng.
Trong trường hợp người lao động giao kết và đang thực hiện nhiều hợp đồng lao động quy định tại khoản này thì người lao động và người sử dụng lao động của hợp đồng lao động giao kết đầu tiên có trách nhiệm tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
2. Người lao động theo quy định tại khoản 1 Điều này đang hưởng lương hưu, giúp việc gia đình thì không phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
3. Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình, hộ kinh doanh, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng làm việc hoặc hợp đồng lao động quy định tại khoản 1 Điều này.
Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp được tính như thế nào?
Căn cứ Điều 45 Luật Việc làm 2013 quy định về thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp như sau:
1. Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp để xét hưởng bảo hiểm thất nghiệp là tổng các khoảng thời gian đã đóng bảo hiểm thất nghiệp liên tục hoặc không liên tục được cộng dồn từ khi bắt đầu đóng bảo hiểm thất nghiệp cho đến khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc theo quy định của pháp luật mà chưa hưởng trợ cấp thất nghiệp.
2. Sau khi chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp, thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp trước đó của người lao động không được tính để hưởng trợ cấp thất nghiệp cho lần tiếp theo. Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp cho lần hưởng bảo hiểm thất nghiệp tiếp theo được tính lại từ đầu, trừ trường hợp chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định tại các điểm b, c, h, l, m và n khoản 3 Điều 53 của Luật này.
3. Thời gian người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp không được tính để hưởng trợ cấp mất việc làm hoặc trợ cấp thôi việc theo quy định của pháp luật về lao động, pháp luật về viên chức.
Lãnh tiền bảo hiểm thất nghiệp
Có bị giới hạn số lần lãnh tiền từ bảo hiểm thất nghiệp hay không?
Tại Điều 49 Luật Việc làm 2013, có quy định về điều kiện để hưởng trợ cấp thất nghiệp từ bảo hiểm thất nghiệp như sau:
1. Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, trừ các trường hợp sau đây:
- Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trái pháp luật;
- Hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng;
2. Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đối với trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 43 của Luật này; đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 43 của Luật này;
3. Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm theo quy định tại khoản 1 Điều 46 của Luật này;
4. Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp, trừ các trường hợp sau đây:
- Thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an;
- Đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên;
- Chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
- Bị tạm giam; chấp hành hình phạt tù;
- Ra nước ngoài định cư; đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng;
- Chết. được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp, trừ các trường hợp theo quy định.
Cho nên, theo quy định này thì nếu người lao động đáp ứng được những điều kiện cần thiết quy định tại Điều 49 thì sẽ được lãnh tiền (hưởng trợ cấp) từ bảo hiểm thất nghiệp. Do đó, quy định pháp luật không giới hạn về số lần lãnh tiền (hưởng trợ cấp) từ bảo hiểm thất nghiệp khi bị nghỉ việc. (Ví dụ bạn bị nghỉ việc thêm 12 lần nữa và 12 lần đó đều thỏa mãn các điều kiện quy định về việc được hưởng trợ cấp thì bạn vẫn sẽ được nhận tiền mà bảo hiểm chi trả cho 12 lần đó).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Những câu khai bút đầu năm 2025 cho học sinh? Khai bút đầu năm 2025 cho học sinh nên viết gì để may mắn?
- Mẫu cam kết tài sản đóng góp thành lập quỹ từ thiện là mẫu nào? Hướng dẫn viết mẫu cam kết tài sản đóng góp thành lập quỹ?
- Tổng hợp mẫu đơn xin gia nhập công đoàn mới nhất? Thủ tục gia nhập Công đoàn Việt Nam theo Hướng dẫn 03 thế nào?
- Lời chúc Tết Cha xứ ngắn gọn 2025? Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 chính thức? Tết Âm lịch 2025 có tổ chức bắn pháo hoa không?
- Khai bút đầu năm là gì? Mẫu câu khai bút đầu năm may mắn? Chữ viết dùng trong cơ sở giáo dục là gì?