Toàn văn dự thảo Nghị quyết quy định xử lý một số nội dung khi sắp xếp tổ chức bộ máy mới nhất?
- Toàn văn dự thảo Nghị quyết quy định xử lý một số nội dung khi sắp xếp tổ chức bộ máy mới nhất?
- Nguyên tắc xử lý một số nội dung liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy ra sao?
- Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, người có thẩm quyền khi xử lý một số nội dung liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy là gì?
Toàn văn dự thảo Nghị quyết quy định xử lý một số nội dung khi sắp xếp tổ chức bộ máy mới nhất?
Mới đây, Bộ Tư pháp đã công bố dự thảo Nghị quyết quy định về việc xử lý một số nội dung liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy.
>> TẢI VỀ Toàn văn dự thảo Nghị quyết quy định về việc xử lý một số nội dung liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy
Theo đó, dự thảo Nghị quyết này quy định về việc xử lý một số nội dung liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy, bao gồm: nguyên tắc; chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan, người có thẩm quyền; tên gọi của các cơ quan; việc thực hiện thủ tục hành chính; việc thực hiện chức năng thanh tra; thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính; việc thực hiện các điều ước quốc tế và thỏa thuận quốc tế mà Việt Nam là thành viên; giá trị của các văn bản, giấy tờ do các cơ quan đã ban hành; việc rà soát, sửa đổi văn bản quy phạm pháp luật và xử lý các vấn đề phát sinh sau khi thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy mà chưa được quy định tại dự thảo Nghị quyết.
Dự thảo Nghị quyết này áp dụng đối với cơ quan nhà nước, các cơ quan, tổ chức, đơn vị ở trung ương, địa phương (sau đây gọi chung là cơ quan) và cá nhân có liên quan.
Dự thảo Nghị quyết quy định xử lý một số nội dung khi sắp xếp tổ chức bộ máy sẽ có 13 điều với cấu trúc như sau:
- Điều 1: Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
- Điều 2: Nguyên tắc
- Điều 3: Về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan, người có thẩm quyền
- Điều 4: Về tên gọi của các cơ quan, chức danh của các chủ thể có thẩm quyền
- Điều 5: Về việc thực hiện thủ tục hành chính
- Điều 6: Về thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành
- Điều 7: Về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính
- Điều 8: Về việc thực hiện các điều ước quốc tế và thỏa thuận quốc tế mà Việt Nam là thành viên
- Điều 9: Về giá trị của các văn bản, giấy tờ do các cơ quan đã ban hành
- Điều 10: Về việc rà soát, sưa đổi văn bản quy phạm pháp luật
- Điều 11: Xử lý các vấn đề phát sinh sau khi thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy mà chưa được quy định tại Nghị quyết
- Điều 12: Quy định chuyển tiếp
- Điều 13: Điều khoản thi hành
Toàn văn dự thảo Nghị quyết quy định xử lý một số nội dung khi sắp xếp tổ chức bộ máy mới nhất? (Hình từ internet)
Nguyên tắc xử lý một số nội dung liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy ra sao?
Theo Điều 2 dự thảo Nghị quyết thì nguyên tắc xử lý một số nội dung liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy gồm có như sau:
- Bảo đảm đầy đủ cơ sở pháp lý cho hoạt động của các cơ quan, người có thẩm quyền sau khi sắp xếp tổ chức bộ máy.
- Bảo đảm hoạt động bình thường, liên tục, thông suốt của các cơ quan và xã hội.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho cá nhân, tổ chức trong việc tiếp cận thông tin, thực hiện các quyền, nghĩa vụ và các thủ tục hành chính sau khi sắp xếp tổ chức bộ máy.
Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, người có thẩm quyền khi xử lý một số nội dung liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy là gì?
Theo Điều 3 dự thảo Nghị quyết quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, người có thẩm quyền khi sắp xếp tổ chức bộ máy như sau:
- Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan, người có thẩm quyền được quy định tại các văn bản pháp luật hiện hành được tiếp tục thực hiện bởi các cơ quan, người có thẩm quyền nhận chuyển giao chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn đó
(bao gồm cả trường hợp thành lập cơ quan mới; trường hợp thay đổi mô hình tổ chức; trường hợp cơ cấu, chuyển giao chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan thuộc Chính phủ hoặc cơ quan khác về các bộ; trường hợp chuyển giao chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn giữa các cơ quan với nhau).
- Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các cơ quan sau khi sắp xếp tổ chức bộ máy do cơ quan, người có thẩm quyền quy định phù hợp với mô hình tổ chức theo quy định của pháp luật.
- Trường hợp theo quy định pháp luật hiện hành, hoạt động của cơ quan có thẩm quyền chịu sự kiểm sát, kiểm tra, giám sát của cơ quan khác thì việc xác định cơ quan thực hiện kiểm sát, kiểm tra, giám sát sau khi sắp xếp tổ chức bộ máy căn cứ vào nơi đặt trụ sở của cơ quan có chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn đó.
Cơ quan có chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn có trụ sở tại địa bàn nào thì chịu sự kiểm sát, kiểm tra, giám sát của cơ quan có thẩm quyền tại địa bàn đó.
- Trường hợp tại văn bản quy phạm pháp luật hiện hành quy định trách nhiệm phối hợp giữa các cơ quan thuộc trường hợp hợp nhất, sáp nhập hoặc phối hợp với cơ quan thuộc trường hợp chấm dứt hoạt động thì cơ quan được hình thành sau khi hợp nhất, sáp nhập hoặc tiếp nhận chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan chấm dứt hoạt động chịu trách nhiệm thực hiện nội dung công việc đó.
- Trường hợp sau khi sắp xếp tổ chức bộ máy dẫn đến thay đổi quy trình, trình tự, thủ tục giải quyết công việc nhưng chưa sửa đổi ngay được văn bản quy phạm pháp luật quy định về quy trình, trình tự, thủ tục đó thì cơ quan, người có thẩm quyền giải quyết công việc quyết định điều chỉnh tạm thời quy trình, trình tự, thủ tục giải quyết công việc theo đúng nguyên tắc chuyển giao và tiếp nhận chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan được quy định tại Điều này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lỗi chạy xe chậm 2025? Mức phạt lỗi chạy xe chậm là bao nhiêu? Bị trừ bao nhiêu điểm giấy phép lái xe?
- Chia sẻ một trải nghiệm về nơi em sống hoặc từng đến? Nói về một trải nghiệm về nơi em sống hoặc từng đến lớp 6? Nhiệm vụ của học sinh trung học?
- Mẫu quy trình giải quyết khiếu nại khách hàng là người tiêu dùng dành cho doanh nghiệp? Tải mẫu tại đâu?
- Thủ tục đăng ký kinh doanh dạy thêm 2025 theo loại hình hộ kinh doanh thế nào? Sở Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm gì trong quản lý hoạt động dạy thêm, học thêm?
- Sau giải thể đơn vị hành chính cấp huyện: Sắp xếp, xử lý trụ sở, tài sản công thế nào theo Nghị quyết 35?