Tòa án giải quyết bồi thường của Nhà nước trong hoạt động tố tụng dân sự, tố tụng hành chính trong những trường hợp nào?
- Tòa án cấp sơ thẩm giải quyết bồi thường của Nhà nước trong hoạt động tố tụng dân sự, tố tụng hành chính trong những trường hợp nào?
- Tòa án cấp phúc thẩm giải quyết bồi thường của Nhà nước trong hoạt động tố tụng dân sự, tố tụng hành chính trong những trường hợp nào?
- Tòa án xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm giải quyết bồi thường của Nhà nước trong hoạt động tố tụng dân sự, tố tụng hành chính trong những trường hợp nào?
- Tòa án nhân dân tối cao giải quyết bồi thường của Nhà nước trong hoạt động tố tụng dân sự, tố tụng hành chính trong những trường hợp nào?
Tòa án cấp sơ thẩm giải quyết bồi thường của Nhà nước trong hoạt động tố tụng dân sự, tố tụng hành chính trong những trường hợp nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 37 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017 quy định về Tòa án giải quyết bồi thường trong hoạt động tố tụng dân sự, tố tụng hành chính như sau:
Tòa án giải quyết bồi thường trong hoạt động tố tụng dân sự, tố tụng hành chính
...
2. Tòa án cấp sơ thẩm là cơ quan giải quyết bồi thường trong trường hợp ra bản án, quyết định sơ thẩm đã có hiệu lực pháp luật quy định tại khoản 5 và khoản 6 Điều 19 của Luật này mà bản án, quyết định đó bị hủy theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm.
...
Căn cứ khoản 5, khoản 6 Điều 19 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017 quy định về phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động tố tụng dân sự, tố tụng hành chính như sau:
Phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động tố tụng dân sự, tố tụng hành chính
...
5. Ra bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị cơ quan có thẩm quyền kết luận là trái pháp luật mà người ra bản án, quyết định đó bị xử lý kỷ luật, xử lý trách nhiệm hình sự;
6. Thêm, bớt, sửa đổi, đánh tráo, hủy hoặc làm hư hỏng tài liệu, chứng cứ hoặc bằng hành vi khác làm sai lệch nội dung vụ án, vụ việc dẫn đến việc ban hành bản án, quyết định trái pháp luật.
Theo đó, Tòa án cấp sơ thẩm là cơ quan giải quyết bồi thường trong trường hợp ra bản án, quyết định sơ thẩm đã có hiệu lực pháp luật quy định tại khoản 5 và khoản 6 Điều 19 nêu trên mà bản án, quyết định đó bị hủy theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm.
Bồi thường của Nhà nước trong hoạt động tố tụng dân sự, tố tụng hành chính (Hình từ Internet)
Tòa án cấp phúc thẩm giải quyết bồi thường của Nhà nước trong hoạt động tố tụng dân sự, tố tụng hành chính trong những trường hợp nào?
Căn cứ khoản 3 Điều 37 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017 quy định về Tòa án giải quyết bồi thường trong hoạt động tố tụng dân sự, tố tụng hành chính như sau:
Tòa án giải quyết bồi thường trong hoạt động tố tụng dân sự, tố tụng hành chính
...
3. Tòa án cấp phúc thẩm là cơ quan giải quyết bồi thường trong trường hợp ra bản án, quyết định phúc thẩm đã có hiệu lực pháp luật quy định tại khoản 5 và khoản 6 Điều 19 của Luật này mà bản án, quyết định đó bị hủy theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm.
...
Theo đó, Tòa án cấp phúc thẩm là cơ quan giải quyết bồi thường trong trường hợp ra bản án, quyết định phúc thẩm đã có hiệu lực pháp luật quy định tại khoản 5 và khoản 6 Điều 19 nêu trên mà bản án, quyết định đó bị hủy theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm.
Tòa án xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm giải quyết bồi thường của Nhà nước trong hoạt động tố tụng dân sự, tố tụng hành chính trong những trường hợp nào?
Căn cứ khoản 4 Điều 37 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017 quy định về Tòa án giải quyết bồi thường trong hoạt động tố tụng dân sự, tố tụng hành chính như sau:
Tòa án giải quyết bồi thường trong hoạt động tố tụng dân sự, tố tụng hành chính
...
4. Tòa án xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm là cơ quan giải quyết bồi thường trong trường hợp ra quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm đã có hiệu lực pháp luật quy định tại khoản 5 và khoản 6 Điều 19 của Luật này mà quyết định đó bị hủy theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm.
...
Theo đó, Tòa án xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm là cơ quan giải quyết bồi thường trong trường hợp ra quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm đã có hiệu lực pháp luật quy định tại khoản 5 và khoản 6 Điều 19 nêu trên mà quyết định đó bị hủy theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm.
Tòa án nhân dân tối cao giải quyết bồi thường của Nhà nước trong hoạt động tố tụng dân sự, tố tụng hành chính trong những trường hợp nào?
Căn cứ khoản 6 Điều 37 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017 quy định về Tòa án giải quyết bồi thường trong hoạt động tố tụng dân sự, tố tụng hành chính như sau:
Tòa án giải quyết bồi thường trong hoạt động tố tụng dân sự, tố tụng hành chính
...
6. Tòa án nhân dân tối cao là cơ quan giải quyết bồi thường trong trường hợp Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hủy quyết định của mình, hủy bản án, quyết định của Tòa án cấp dưới đã có hiệu lực pháp luật quy định tại khoản 5 và khoản 6 Điều 19 của Luật này theo thủ tục đặc biệt và xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Tòa án nhân dân tối cao.
Theo đó, Tòa án nhân dân tối cao là cơ quan giải quyết bồi thường trong trường hợp Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hủy quyết định của mình, hủy bản án, quyết định của Tòa án cấp dưới đã có hiệu lực pháp luật quy định tại khoản 5 và khoản 6 Điều 19 nêu trên theo thủ tục đặc biệt và xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Tòa án nhân dân tối cao.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mất Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc thú y nhưng vẫn hành nghề bị phạt bao nhiêu? Hồ sơ đăng ký cấp lại gồm những giấy tờ gì?
- Mẫu biên bản bàn giao công tác kế toán mới nhất là mẫu nào? Tải về biên bản bàn giao công tác kế toán?
- Vi phạm hành chính về hóa đơn do bị lệ thuộc về vật chất có được xem là tình tiết giảm nhẹ trong lĩnh vực thuế, hóa đơn?
- Mẫu dự toán chi phí quản lý dự án năm mới nhất là mẫu nào? Dự toán chi phí quản lý dự án năm là gì?
- Lợi nhuận của nhà đầu tư trong hoạt động dầu khí là gì? Chuyển nhượng dự án dầu khí ở nước ngoài thì thực hiện nghĩa vụ tài chính tại đâu?