Tổ tuần tra, kiểm soát của Cảnh sát đường thủy khi thực hiện nhiệm vụ được trang bị những gì? Nhiệm vụ của cán bộ trong Tổ tuần tra, kiểm soát của Cảnh sát đường thủy là gì?

Anh hay xem trên thời sự về các Tổ tuần tra, kiểm soát của Công an đường thủy. Cho anh hỏi, Tổ tuần tra, kiểm soát của Công an đường thủy khi thực hiện nhiệm vụ được trang bị những gì? Nhiệm vụ của cán bộ trong Tổ tuần tra, kiểm soát của Cảnh sát đường thủy là gì? - Câu hỏi của anh Văn Định đến từ An Giang

Tổ tuần tra, kiểm soát của Cảnh sát đường thủy khi thực hiện nhiệm vụ được trang bị những gì?

Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Thông tư 68/2020/TT-BCA (được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 5 Thông tư 15/2022/TT-BCA) như sau:

Bố trí lực lượng, phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, vũ khí, công cụ hỗ trợ và thời gian tuần tra, kiểm soát
1. Trên mỗi tuyến giao thông đường thủy nội địa, vùng nước cảng biển và luồng hàng hải ngoài vùng nước cảng biển nơi phương tiện thủy nội địa được phép hoạt động qua mỗi địa phương được bố trí một hoặc nhiều Tổ tuần tra, kiểm soát. Mỗi tổ gồm Tổ trưởng và các tổ viên. Số lượng cán bộ trong mỗi Tổ tuần tra, kiểm soát do Thủy đội trưởng, Trạm trưởng Trạm Cảnh sát đường thủy, Đội trưởng Đội Cảnh sát đường thủy hoặc Đội trưởng Đội Cảnh sát giao thông Công an quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (Thủy đội trưởng, Trạm trưởng, Đội trưởng) quyết định nhưng phải bảo đảm yêu cầu:
a) Tuần tra, kiểm soát lưu động bằng tàu gồm: Tổ trưởng và ít nhất 02 tổ viên phải bảo đảm đủ định biên thuyền viên theo quy định của Bộ Công an;
b) Tuần tra, kiểm soát lưu động bằng xuồng máy, bằng phương tiện thủy khác, bằng phương tiện cơ giới đường bộ hoặc đi bộ gồm: Tổ trưởng và có ít nhất 02 tổ viên; trong đó người điều khiển phương tiện tuần tra, kiểm soát phải có Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, Chứng chỉ chuyên môn, Giấy phép lái xe theo quy định;
c) Kiểm soát tại trạm hoặc một điểm trên tuyến gồm: Tổ trưởng và ít nhất 02 tổ viên;
d) Trường hợp một hoặc nhiều tuyến đường thủy nội địa, vùng nước cảng biển và luồng hàng hải ngoài vùng nước cảng biển nơi phương tiện thủy nội địa được phép hoạt động thuộc địa bàn do Thủy đội, Đội Cảnh sát đường thủy, Đội Cảnh sát giao thông hoặc Trạm Cảnh sát đường thủy (Thủy đội, Đội, Trạm) quản lý, trong cùng một thời gian bố trí nhiều Tổ tuần tra, kiểm soát cùng thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát thì Thủy đội trưởng, Đội trưởng, Trạm trưởng quyết định số lượng Tổ tuần tra, kiểm soát và chịu trách nhiệm trực tiếp chỉ huy hoặc phân công cấp phó trực tiếp chỉ huy từng tuyến.
2. Thời gian thực hiện nhiệm vụ của một Tổ tuần tra, kiểm soát không quá 08 giờ/ngày. Trường hợp cần kéo dài thêm thời gian thì Thủy đội trưởng, Đội trưởng, Trạm trưởng phải báo cáo và được sự đồng ý của Thủy đoàn trưởng; Trưởng phòng Cảnh sát đường thủy, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông (sau đây viết gọn là Trưởng phòng) hoặc Trưởng Công an quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây viết gọn là Trưởng Công an cấp huyện) nhưng phải bảo đảm chế độ nghỉ bù cho cán bộ theo quy định.
3. Các đơn vị thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát phải bố trí đủ cán bộ ứng trực và trực ban tại đơn vị 24/24 giờ.
4. Trang bị của một Tổ tuần tra, kiểm soát:
a) Sổ kế hoạch và nhật ký tuần tra, kiểm soát đường thủy nội địa và các biểu mẫu có liên quan;
b) Phương tiện tuần tra, kiểm soát;
c) Phương tiện thông tin liên lạc;
d) Cờ chữ K, đèn hiệu, loa cầm tay;
đ) Các phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ; đèn pin chịu nước; ống nhòm ban ngày, ban đêm; la bàn, hải đồ; vũ khí, công cụ hỗ trợ khác trang bị phù hợp với từng trường hợp.

Khi thực hiện tuần tra thì Tổ tuần tra, kiểm soát của Công an đường thủy được trang bị như sau:

+ Sổ kế hoạch và nhật ký tuần tra, kiểm soát đường thủy nội địa và các biểu mẫu có liên quan;

+ Phương tiện tuần tra, kiểm soát;

+ Phương tiện thông tin liên lạc;

+ Cờ chữ K, đèn hiệu, loa cầm tay;

+ Các phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ; đèn pin chịu nước; ống nhòm ban ngày, ban đêm; la bàn, hải đồ; vũ khí, công cụ hỗ trợ khác trang bị phù hợp với từng trường hợp.

Tổ tuần tra, kiểm soát của Cảnh sát đường thủy khi thực hiện nhiệm vụ được trang bị những gì?

Tổ tuần tra, kiểm soát của Cảnh sát đường thủy khi thực hiện nhiệm vụ được trang bị những gì? (Hình từ Internet)

Nhiệm vụ của cán bộ trong Tổ tuần tra, kiểm soát của Cảnh sát đường thủy là gì?

Căn cứ vào Điều 4 Thông tư 68/2020/TT-BCA quy định như sau:

Phân công nhiệm vụ của cán bộ trong Tổ tuần tra, kiểm soát
Nhiệm vụ của Tổ trưởng và từng tổ viên trong Tổ tuần tra, kiểm soát phải được phân công cụ thể trong Sổ kế hoạch và nhật ký tuần tra, kiểm soát đường thủy nội địa:
1. Tổ trưởng có trách nhiệm chỉ huy, điều hành mọi hoạt động của Tổ; ghi Sổ kế hoạch và nhật ký tuần tra, kiểm soát đường thủy nội địa;
2. Nhiệm vụ của các tổ viên gồm: Điều khiển phương tiện tuần tra; sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ; quan sát, ghi nhận biển kiểm soát, đặc điểm của phương tiện giao thông; thực hiện hiệu lệnh dừng phương tiện để kiểm soát; tiến hành kiểm soát, phát hiện các hành vi vi phạm; lập biên bản, xử lý vi phạm hành chính theo thẩm quyền; giám sát hoạt động của người trên phương tiện và khu vực đang kiểm soát; thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Tổ trưởng và báo cáo kết quả thực hiện.

Như vậy, nhiệm vụ của các tổ viên Tổ tuần tra, kiểm soát của Công an đường thủy như sau:

+ Điều khiển phương tiện tuần tra;

+ Sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ;

+ Quan sát, ghi nhận biển kiểm soát, đặc điểm của phương tiện giao thông;

+ Thực hiện hiệu lệnh dừng phương tiện để kiểm soát;

+ Tiến hành kiểm soát, phát hiện các hành vi vi phạm;

+ Lập biên bản, xử lý vi phạm hành chính theo thẩm quyền;

+ Giám sát hoạt động của người trên phương tiện và khu vực đang kiểm soát;

+ Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Tổ trưởng và báo cáo kết quả thực hiện.

Có được bố trí cán bộ chưa được cấp Giấy chứng nhận Cảnh sát tuần tra, kiểm soát đường thủy làm nhiệm vụ không?

Căn cứ vào Điều 2 Thông tư 68/2020/TT-BCA quy định như sau:

Nguyên tắc tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm hành chính
1. Tuân thủ quy định của Thông tư này, các quy định khác của pháp luật có liên quan và Điều lệnh Công an nhân dân; thực hiện đúng kế hoạch, phương án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2. Bảo đảm tính minh bạch, khách quan, kịp thời, nhanh chóng, an toàn; kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý vi phạm hành chính và các vi phạm pháp luật khác theo đúng quy định.
3. Chỉ được bố trí cán bộ đã được cấp Giấy chứng nhận Cảnh sát tuần tra, kiểm soát đường thủy làm nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm hành chính trên đường thủy nội địa.
4. Nghiêm cấm lợi dụng tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm hành chính để sách nhiễu, gây phiền hà Nhân dân, cản trở hoạt động giao thông vận tải thuỷ, xâm phạm lợi ích Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân hoặc thực hiện hành vi vi phạm pháp luật khác.

Như vậy, từ quy định nêu trên, chỉ được bố trí cán bộ đã được cấp Giấy chứng nhận Cảnh sát tuần tra, kiểm soát đường thủy làm nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm hành chính trên đường thủy nội địa.

Cảnh sát đường thủy
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Cảnh sát đường thủy được giao nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát có trách nhiệm gì đối với tổ chức bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy?
Pháp luật
Không vi phạm giao thông đường thủy thì cảnh sát đường thủy có được dừng phương tiện để kiểm tra không?
Pháp luật
Cảnh sát đường thủy xử lý vi phạm hành chính đường thủy tại trụ sở đơn vị có trách nhiệm như thế nào?
Pháp luật
Người vi phạm giao thông đường thủy bị tạm giữ phương tiện thì có được giữ một bản quyết định tạm giữ không?
Pháp luật
Cảnh sát đường thủy khi dừng phương tiện đường thủy để kiểm soát vào ban đêm thì thực hiện hiệu lệnh gì?
Pháp luật
Cảnh sát đường thủy khi dừng phương tiện đường thủy để kiểm soát phải lựa chọn vị trí kiểm soát như thế nào?
Pháp luật
Đơn vị Cảnh sát đường thủy được giao nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát tiếp nhận kết quả thu được từ các phương tiện có trách nhiệm như thế nào?
Pháp luật
Cảnh sát đường thủy xử phạt hành chính không lập biên bản trong khi tuần tra, kiểm soát thế nào?
Pháp luật
Người điều khiển phương tiện không có mặt tại nơi xảy ra vi phạm thì cảnh sát đường thủy có được tạm giữ phương tiện không?
Pháp luật
Cán bộ thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm hành chính trên đường thủy phải bảo đảm các yêu cầu gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Cảnh sát đường thủy
Nguyễn Hoàng Tuấn Kiệt Lưu bài viết
2,546 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Cảnh sát đường thủy

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Cảnh sát đường thủy

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào