Tờ khai yêu cầu ghi nhận tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp theo Nghị định 65? Tải về ở đâu?
- Mẫu Tờ khai yêu cầu ghi nhận tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp theo Nghị định 65 là mẫu nào? Tải về ở đâu?
- Việc ghi nhận tổ chức đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp được thực hiện như thế nào?
- Tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp được từ bỏ hoạt động đại diện sở hữu công nghiệp trong trường hợp nào?
Mẫu Tờ khai yêu cầu ghi nhận tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp theo Nghị định 65 là mẫu nào? Tải về ở đâu?
Mẫu Tờ khai yêu cầu ghi nhận tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp là mẫu số 05 Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định 65/2023/NĐ-CP có dạng như sau:
TẢI VỀ: Mẫu Tờ khai yêu cầu ghi nhận tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp.
Việc ghi nhận tổ chức đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp được thực hiện như thế nào?
Căn cứ Điều 154 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi bởi khoản 17 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009 và khoản 60 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022 về điều kiện kinh doanh dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp như sau:
Điều kiện kinh doanh dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp
1. Doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ chức hành nghề luật sư, tổ chức dịch vụ khoa học và công nghệ được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật có ít nhất một cá nhân có Chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp, được kinh doanh dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp với danh nghĩa tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài hành nghề tại Việt Nam không được kinh doanh dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp.
Theo đó, tại khoản 1 Điều 65 Nghị định 65/2023/NĐ-CP thì việc ghi nhận tổ chức đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp được thực hiện như sau:
(1) Tổ chức có đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp được cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp ghi nhận là tổ chức kinh doanh dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp trong Sổ đăng ký quốc gia về đại diện sở hữu công nghiệp và công bố trên Công báo Sở hữu công nghiệp nếu có yêu cầu và nộp phí, lệ phí theo quy định của pháp luật.
Chi nhánh và các đơn vị phụ thuộc khác của các tổ chức nêu trên chỉ được kinh doanh dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp dưới danh nghĩa của tổ chức mà mình phụ thuộc.
(2) Hồ sơ yêu cầu ghi nhận tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp vào Sổ đăng ký quốc gia về đại diện sở hữu công nghiệp nộp cho cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp do tổ chức đứng tên, gồm 01 bộ tài liệu như sau:
- Tờ khai yêu cầu ghi nhận tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp TẢI VỀ, trong đó điền đầy đủ thông tin về tổ chức và thông tin về người đại diện sở hữu công nghiệp được ủy quyền của tổ chức;
- Bản sao quyết định tuyển dụng hoặc hợp đồng lao động của tổ chức đối với người có Chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp (xuất trình bản chính để đối chiếu, trừ trường hợp bản sao đã được chứng thực);
- Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí (trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp).
(3) Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ yêu cầu ghi nhận tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp, cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp xem xét hồ sơ theo trình tự như đối với thủ tục cấp Chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 64 Nghị định 65/2023/NĐ-CP.
Tờ khai yêu cầu ghi nhận tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp theo Nghị định 65? Tải về ở đâu? (Hình từ Internet)
Tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp được từ bỏ hoạt động đại diện sở hữu công nghiệp trong trường hợp nào?
Căn cứ vào khoản 2 Điều 152 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 có quy định như sau:
Phạm vi quyền của đại diện sở hữu công nghiệp
1. Tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp chỉ được thực hiện các dịch vụ trong phạm vi được uỷ quyền và được phép uỷ quyền lại cho tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp khác, nếu được sự đồng ý bằng văn bản của người uỷ quyền.
2. Tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp có quyền từ bỏ hoạt động đại diện sở hữu công nghiệp nếu đã chuyển giao một cách hợp pháp công việc đại diện chưa hoàn tất cho tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp khác.
3. Đại diện sở hữu công nghiệp không được thực hiện các hoạt động sau đây:
a) Đồng thời đại diện cho các bên tranh chấp với nhau về quyền sở hữu công nghiệp;
b) Rút đơn yêu cầu cấp văn bằng bảo hộ, tuyên bố từ bỏ sự bảo hộ, rút đơn khiếu nại về việc xác lập quyền sở hữu công nghiệp nếu không được bên uỷ quyền đại diện cho phép;
c) Lừa dối hoặc ép buộc khách hàng trong việc giao kết và thực hiện hợp đồng dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp.
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp được từ bỏ hoạt động đại diện sở hữu công nghiệp nếu đã chuyển giao công việc đại diện chưa hoàn tất cho tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp khác một cách hợp pháp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 05 căn cứ tạm đình chỉ công tác đối với cán bộ trong trường hợp cần thiết? Chế độ chính sách của cán bộ bị tạm đình chỉ công tác được thực hiện thế nào?
- Hướng dẫn quy trình lựa chọn nhà đầu tư qua mạng mới nhất hiện nay? Lựa chọn nhà đầu tư qua mạng là gì?
- Nộp tiền thuế không bằng tiền mặt là gì? Có thể nộp tiền thuế không bằng tiền mặt theo quy định?
- Lợi dụng dịch bệnh tăng giá bán hàng hóa, dịch vụ bị xử phạt bao nhiêu tiền? Bình ổn giá trong trường hợp nào?
- Cá nhân buôn bán hàng hóa nhập lậu có giá trị dưới 3.000.000 đồng thì sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?