Tổ giúp việc Ban Chỉ đạo về Chuyển đổi số Bộ Công Thương làm việc theo chế độ nào? Tổ giúp việc Ban Chỉ đạo này có các nhiệm vụ và quyền hạn nào?
Tổ giúp việc Ban Chỉ đạo về Chuyển đổi số Bộ Công Thương làm việc theo chế độ nào?
Căn cứ tại Điều 10 Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo về Chuyển đổi số Bộ Công Thương Ban hành kèm theo Quyết định 574/QĐ-BCT năm 2023, có quy định về chế độ làm việc và cơ chế phối hợp như sau:
Chế độ làm việc và cơ chế phối hợp
1. Các thành viên của Ban Chỉ đạo và Tổ công tác làm việc theo chế độ kiêm nhiệm.
2. Trưởng Ban, các Phó Trưởng Ban định kỳ hoặc đột xuất làm việc với Ủy viên Ban Chỉ đạo, Tổ giúp việc để nghe báo cáo tình hình và chỉ đạo việc thực hiện chương trình, kế hoạch công tác của Ban Chỉ đạo.
3. Các văn bản do Trưởng Ban Chỉ đạo và các Phó Trưởng Ban Chỉ đạo sử dụng con dấu của Bộ Công Thương; các ủy viên Ban Chỉ đạo sử dụng con dấu của đơn vị mình (nếu có).
Như vậy, theo quy định trên thì tổ giúp việc Ban Chỉ đạo về Chuyển đổi số Bộ Công Thương làm việc theo chế độ kiêm nhiệm.
Ban Chỉ đạo về Chuyển đổi số Bộ Công Thương (Hình từ Internet)
Tổ giúp việc Ban Chỉ đạo về Chuyển đổi số Bộ Công Thương có các nhiệm vụ và quyền hạn nào?
Căn cứ tại Điều 8 Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo về Chuyển đổi số Bộ Công Thương Ban hành kèm theo Quyết định 574/QĐ-BCT năm 2023, có quy định về tổ giúp việc như sau:
Tổ giúp việc
1. Xây dựng chương trình, kế hoạch công tác, kế hoạch kiểm tra hàng năm của Ban Chỉ đạo. Báo cáo tình hình thực hiện các chương trình, kế hoạch của Ban Chỉ đạo và kết luận, chỉ đạo của Trưởng Ban.
2. Nghiên cứu, đề xuất về chủ trương, chiến lược, cơ chế, chính sách và giải pháp thúc đẩy chuyển đổi số tại Bộ.
3. Giúp Trưởng Ban đôn đốc, kiểm tra tình hình thực hiện các chiến lược, chương trình, kế hoạch, cơ chế, chính sách và giải pháp thúc đẩy chuyển đổi số tại Bộ.
4. Phối hợp với các cơ quan chức năng trong bảo đảm an ninh, an toàn cơ sở hạ tầng, hệ thống thông tin, mạng máy tính phục vụ chuyển đổi số tại Bộ.
5. Nghiên cứu, xây dựng các báo cáo, tài liệu phục vụ các hoạt động và cuộc họp của Ban Chỉ đạo; đôn đốc, kiểm tra tình hình thực hiện kết luận, chỉ đạo của Trưởng Ban, triển khai thực hiện việc sơ kết, đánh giá tình hình, kết quả triển khai các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm về chuyển đổi số tại Bộ.
6. Nghiên cứu giải pháp hỗ trợ, hướng dẫn tuyên truyền người dân, doanh nghiệp sử dụng dịch vụ công trực tuyến bảo đảm gia tăng số lượng hồ sơ giải quyết trên môi trường mạng.
7. Định kỳ 6 tháng, 01 năm báo cáo về tình hình, kết quả hoạt động của Ban Chỉ đạo và Tổ giúp việc.
8. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Trưởng Ban giao.
Như vậy, theo quy định trên thì tổ giúp việc Ban Chỉ đạo về Chuyển đổi số Bộ Công Thương có các nhiệm vụ và quyền hạn sau:
- Xây dựng chương trình, kế hoạch công tác, kế hoạch kiểm tra hàng năm của Ban Chỉ đạo. Báo cáo tình hình thực hiện các chương trình, kế hoạch của Ban Chỉ đạo và kết luận, chỉ đạo của Trưởng Ban.
- Nghiên cứu, đề xuất về chủ trương, chiến lược, cơ chế, chính sách và giải pháp thúc đẩy chuyển đổi số tại Bộ.
- Giúp Trưởng Ban đôn đốc, kiểm tra tình hình thực hiện các chiến lược, chương trình, kế hoạch, cơ chế, chính sách và giải pháp thúc đẩy chuyển đổi số tại Bộ.
- Phối hợp với các cơ quan chức năng trong bảo đảm an ninh, an toàn cơ sở hạ tầng, hệ thống thông tin, mạng máy tính phục vụ chuyển đổi số tại Bộ.
- Nghiên cứu, xây dựng các báo cáo, tài liệu phục vụ các hoạt động và cuộc họp của Ban Chỉ đạo; đôn đốc, kiểm tra tình hình thực hiện kết luận, chỉ đạo của Trưởng Ban, triển khai thực hiện việc sơ kết, đánh giá tình hình, kết quả triển khai các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm về chuyển đổi số tại Bộ.
- Nghiên cứu giải pháp hỗ trợ, hướng dẫn tuyên truyền người dân, doanh nghiệp sử dụng dịch vụ công trực tuyến bảo đảm gia tăng số lượng hồ sơ giải quyết trên môi trường mạng.
- Định kỳ 6 tháng, 01 năm báo cáo về tình hình, kết quả hoạt động của Ban Chỉ đạo và Tổ giúp việc.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Trưởng Ban giao.
Thành viên của Ban Chỉ đạo về Chuyển đổi số Bộ Công Thương có cần phải tham gia tất cả các cuộc họp Ban Chỉ đạo không?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 9 Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo về Chuyển đổi số Bộ Công Thương Ban hành kèm theo Quyết định 574/QĐ-BCT năm 2023, có quy định về các cuộc họp của Ban Chỉ đạo như sau:
Các cuộc họp của Ban Chỉ đạo
1. Ban Chỉ đạo họp định kỳ 06 tháng một lần và họp đột xuất theo triệu tập của Trưởng Ban Chỉ đạo. Khi cần thiết, Ban Chỉ đạo có thể tổ chức họp mở rộng với sự tham gia của các nhà khoa học, các doanh nghiệp và đại diện các cơ quan quản lý liên quan.
2. Các phiên họp của Ban Chỉ đạo được thông báo về thời gian, địa điểm và cung cấp tài liệu trước khi họp ít nhất là một (01) ngày làm việc bằng thư điện tử tới các thành viên dự họp.
3. Các thành viên Ban Chỉ đạo có trách nhiệm tham dự đầy đủ các cuộc họp Ban Chỉ đạo; đề xuất và góp ý kiến cho các nội dung, chương trình thảo luận, chia sẻ kinh nghiệm giải quyết các vấn đề nhằm thúc đẩy chuyển đổi số trong hoạt động của Bộ; đóng góp ý kiến đánh giá tình hình triển khai chuyển đổi số trong các hoạt động của Bộ hàng năm.
Như vậy, theo quy định trên thì các thành viên Ban Chỉ đạo về Chuyển đổi số Bộ Công Thương có trách nhiệm tham dự đầy đủ các cuộc họp Ban Chỉ đạo.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ghi mẫu 02B Bản kiểm điểm đảng viên phần phương hướng biện pháp khắc phục hạn chế khuyết điểm Đảng viên thế nào?
- Thời gian đặt lệnh MTL, đặt lệnh MOK và đặt lệnh MAK? Nhà đầu tư đặt lệnh MTL, đặt lệnh MOK và đặt lệnh MAK phải nắm rõ điều gì?
- Điều kiện kinh doanh thiết bị y tế loại A là gì? Thiết bị y tế được phân loại theo quy định hiện nay thế nào?
- Mẫu giấy chứng nhận đăng ký hành nghề công tác xã hội mới nhất hiện nay là mẫu nào? Tải về file word ở đâu?
- Cách viết Biên bản họp đánh giá chất lượng Đảng viên cuối năm? Các bước đánh giá chất lượng Đảng viên như thế nào?