Tổ giám sát thanh lý tài sản của quỹ tín dụng nhân dân do ai quyết định thành lập? Phiên họp của tổ giám sát thanh lý tài sản chỉ được tiến hành khi nào?
Tổ giám sát thanh lý tài sản của quỹ tín dụng nhân dân do ai quyết định thành lập?
Tổ giám sát thanh lý tài sản được quy định tại Điều 27 Thông tư 23/2018/TT-NHNN (được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 3 Thông tư 13/2019/TT-NHNN) như sau:
Tổ giám sát thanh lý
1. Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh quyết định việc thành lập Tổ giám sát thanh lý để giám sát việc thanh lý tài sản của quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn, chỉ định Tổ trưởng Tổ giám sát thanh lý, quy định cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn của Tổ trưởng và các thành viên Tổ Giám sát thanh lý.
2. Tổ giám sát thanh lý có tối thiểu 03 thành viên bao gồm đại diện Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (trong trường hợp Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam cho quỹ tín dụng nhân dân vay đặc biệt).
3. Thành viên Tổ giám sát thanh lý không phải là một trong những người sau:
a) Thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên chuyên trách, Giám đốc, thành viên của quỹ tín dụng nhân dân bị thanh lý, thành viên Hội đồng thanh lý của quỹ tín dụng nhân dân bị thanh lý;
b) Người có liên quan của các thành viên quy định tại điểm a Khoản này.
Như vậy, theo quy định, Tổ giám sát thanh lý tài sản của quỹ tín dụng nhân dân do Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh quyết định việc thành lập.
Tổ giám sát thanh lý tài sản của quỹ tín dụng nhân dân do ai quyết định thành lập? (Hình từ Internet)
Những đối tượng nào không được làm thành viên tổ giám sát thanh lý tài sản của quỹ tín dụng nhân dân?
Đối tượng không được làm thành viên Tổ giám sát thanh lý tài sản được quy định tại khoản 3 Điều 27 Thông tư 23/2018/TT-NHNN (được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 3 Thông tư 13/2019/TT-NHNN) như sau:
Tổ giám sát thanh lý
1. Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh quyết định việc thành lập Tổ giám sát thanh lý để giám sát việc thanh lý tài sản của quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn, chỉ định Tổ trưởng Tổ giám sát thanh lý, quy định cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn của Tổ trưởng và các thành viên Tổ Giám sát thanh lý.
2. Tổ giám sát thanh lý có tối thiểu 03 thành viên bao gồm đại diện Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (trong trường hợp Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam cho quỹ tín dụng nhân dân vay đặc biệt).
3. Thành viên Tổ giám sát thanh lý không phải là một trong những người sau:
a) Thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên chuyên trách, Giám đốc, thành viên của quỹ tín dụng nhân dân bị thanh lý, thành viên Hội đồng thanh lý của quỹ tín dụng nhân dân bị thanh lý;
b) Người có liên quan của các thành viên quy định tại điểm a Khoản này.
Như vậy, theo quy định, thành viên Tổ giám sát thanh lý tài sản không được là một trong những người sau đây:
(1) Thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên chuyên trách, Giám đốc, thành viên của quỹ tín dụng nhân dân bị thanh lý, thành viên Hội đồng thanh lý của quỹ tín dụng nhân dân bị thanh lý;
(2) Người có liên quan của các thành viên nêu trên.
Phiên họp của tổ giám sát thanh lý tài sản chỉ được tiến hành khi nào?
Phiên họp của Tổ giám sát thanh lý tài sản được quy định tại khoản 5 Điều 28 Thông tư 23/2018/TT-NHNN như sau:
Cơ chế hoạt động của Tổ giám sát thanh lý
1. Các thành viên Tổ giám sát thanh lý làm việc theo cơ chế kiêm nhiệm.
2. Tổ giám sát thanh lý chịu trách nhiệm trước Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh nơi quỹ tín dụng nhân dân bị thu hồi Giấy phép đặt trụ sở chính và Thống đốc về việc thực thi nhiệm vụ của mình.
3. Tổ giám sát thanh lý sử dụng con dấu của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh trong các văn bản. Báo cáo của Tổ giám sát thanh lý do Tổ trưởng ký.
4. Tổ trưởng Tổ giám sát thanh lý và các thành viên chịu trách nhiệm trước Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh về việc thực thi nhiệm vụ của mình.
5. Phiên họp của Tổ giám sát thanh lý chỉ được tiến hành khi có sự tham gia của ít nhất 2/3 tổng số thành viên. Các quyết định của Tổ giám sát thanh lý chỉ được thông qua khi có sự đồng ý của đa số thành viên có mặt tại cuộc họp. Trường hợp có số phiếu biểu quyết hợp lệ ngang nhau thì quyền quyết định thuộc về Tổ trưởng Tổ giám sát thanh lý.
6. Tổ giám sát thanh lý kết thúc nhiệm vụ khi Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh có quyết định kết thúc thanh lý tài sản của quỹ tín dụng nhân dân. Trường hợp kết thúc thanh lý để thực hiện các thủ tục phá sản, Tổ giám sát thanh lý kết thúc nhiệm vụ khi Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh có quyết định thành lập Ban kiểm soát đặc biệt để kiểm soát hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân.
Như vậy, theo quy định, phiên họp của tổ giám sát thanh lý tài sản chỉ được tiến hành khi có sự tham gia của ít nhất 2/3 tổng số thành viên.
Các quyết định của Tổ giám sát thanh lý chỉ được thông qua khi có sự đồng ý của đa số thành viên có mặt tại cuộc họp.
Trường hợp có số phiếu biểu quyết hợp lệ ngang nhau thì quyền quyết định thuộc về Tổ trưởng Tổ giám sát thanh lý.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Doanh nghiệp phá sản phải ưu tiên thanh toán những khoản nào cho người lao động theo quy định?
- Mẫu quyết định miễn nhiệm thành viên Hội đồng quản trị công ty cổ phần mới nhất? Tải về mẫu quyết định?
- Từ 10/01/2025, thời hạn xóa đăng ký tạm trú là bao lâu? Giấy tờ chứng minh chỗ ở hợp pháp để đăng ký tạm trú gồm những gì?
- Một số bài vè chúc Tết, thơ chúc Tết Nguyên đán cho trẻ em hay, dễ thuộc? Tổng hợp các quyền cơ bản của trẻ em?
- Hướng dẫn đăng nhập Cuộc thi tìm hiểu truyền thống 75 năm Ngày truyền thống học sinh sinh viên và hội sinh viên Việt Nam Chủ đề yêu nước?