Tố giác về hành vi bạo lực gia đình qua Tổng đài điện thoại quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình thực hiện như thế nào?

Tố giác về hành vi bạo lực gia đình qua Tổng đài điện thoại quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình thực hiện như thế nào? Chị T ở Hà Nội.

Tố giác về hành vi bạo lực gia đình qua Tổng đài điện thoại quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình thực hiện như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 9 Nghị định 76/2023/NĐ-CP thì quy trình để tố giác hành vi bạo lực gia đình qua Tổng đài điện thoại quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình như sau:

(1) Người bị bạo lực gia đình hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khi phát hiện hành vi bạo lực gia đình thì gọi đến số điện thoại của Tổng đài để bảo tin, tố giác về hành vi bạo lực gia đình.

(2) Người tiếp nhận tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình qua số điện thoại của Tổng đài thực hiện ghi chép nội dung thông tin tiếp nhận theo Mẫu số 03 của Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 76/2023/NĐ-CP đồng thời thực hiện tư vấn tâm lý, cung cấp kỹ năng ứng phó với hành vi bạo lực gia đình.

(3) Ngay sau khi kết thúc việc tiếp nhận tin báo, tố giác hành vi bạo lực gia đình, người tiếp nhận phải thông báo cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi được thông tin xảy ra hành vi bạo lực gia đình để giải quyết theo quy định của pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình.

(4) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tiếp nhận thông báo xử lý tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình theo quy định tại Điều 11 Nghị định 76/2023/NĐ-CP. Trường hợp tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình mà người bị bạo lực gia đình là trẻ em thì việc xử lý theo quy định của pháp luật về trẻ em.

Tố giác về hành vi bạo lực gia đình qua Tổng đài điện thoại quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình thực hiện như thế nào?

Tố giác về hành vi bạo lực gia đình qua Tổng đài điện thoại quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình thực hiện như thế nào? (Hình ảnh từ Internet)

Có những nơi nào khác tố giác hành vi bạo lực gia đình ngoài Tổng đài và quy trình xử lý ra sao?

Căn cứ theo quy định tại Điều 19 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022 thì địa chỉ tiếp nhận tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình ngoài Tổng đài bao gồm:

- Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra hành vi bạo lực gia đình;

- Cơ quan Công an, Đồn Biên phòng gần nơi xảy ra hành vi bạo lực gia đình;

- Cơ sở giáo dục nơi người bị bạo lực gia đình là người học;

- Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố, Trưởng Ban công tác Mặt trận ở khu dân cư nơi xảy ra hành vi bạo lực gia đình;

- Người đứng đầu tổ chức chính trị - xã hội cấp xã nơi xảy ra hành vi bạo lực gia đình;

Ngoài ra, việc báo tin, tố giác về hành vi bạo lực gia đình thực hiện theo các hình thức sau đây:

- Gọi điện, nhắn tin;

- Gửi đơn, thư;

- Trực tiếp báo tin.

Tiếp đó, căn cứ theo quy định tại Điều 10 Nghị định 76/2023/NĐ-CP thì việc tiếp nhận xử lý tin báo như sau:

Tiếp nhận tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình qua địa chỉ quy định tại các điểm a, b, c, d và đ khoản 1 Điều 19 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022:

- Khi tiếp nhận tin báo, tố giác trực tiếp hoặc qua điện thoại thì người tiếp nhận thực hiện ghi chép nội dung thông tin tiếp nhận theo Mẫu số 04 của Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này đồng thời thực hiện tư vấn tâm lý, cung cấp kỹ năng ứng phó với hành vi bạo lực gia đình;

- Khi tiếp nhận tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình qua tin nhắn, đơn, thư thì người tiếp nhận thực hiện ghi chép nội dung thông tin tiếp nhận theo Mẫu số 05 của Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 76/2023/NĐ-CP.

- Xử lý tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình qua địa chỉ quy định tại các điểm a, b, c, d và đ khoản 1 Điều 19 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022:

- Cơ quan Công an, Đồn Biên phòng tiếp nhận tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình phải kịp thời ngăn chặn, xử lý hành vi bạo lực gia đình theo thẩm quyền; đồng thời thông báo cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra hành vi bạo lực gia đình. Trường hợp tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình mà người bị bạo lực gia đình là trẻ em thì xử lý theo quy định của pháp luật về trẻ em;

- Ngay sau khi tiếp nhận tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình, địa chỉ tiếp nhận tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình quy định tại các điểm c, d và đ khoản 1 Điều 19 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022 phải thông báo cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi được thông tin xảy ra hành vi bạo lực gia đình và theo khả năng của mình tham gia ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình, hỗ trợ, bảo vệ người bị bạo lực gia đình.

- Cơ quan, tổ chức, cá nhân tiếp nhận tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình có trách nhiệm phối hợp với cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình để xác minh tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình khi có yêu cầu.

- Cơ quan Công an, Đồn Biên phòng quy định tại điểm a khoản 2 Điều này có trách nhiệm thông báo kết quả việc xử lý tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình khi có đề nghị của cơ quan, tổ chức, cá nhân báo tin, tố giác về hành vi bạo lực gia đình.

Nhiệm vụ của Tổng đài điện thoại quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình là gì?

Căn cứ theo quy định tại Điều 8 Nghị định 76/2023/NĐ-CP Tổng đài có các nhiệm vụ sau:

- Tiếp nhận tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình từ các cơ quan, tổ chức, cá nhân.

- Hướng dẫn người bị bạo lực gia đình tới cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để được bảo vệ, hỗ trợ.

- Chuyển tin báo, tố giác tới Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra hành vi bạo lực gia đình. Trường hợp có dấu hiệu tội phạm phải báo ngay cho cơ quan có thẩm quyền để giải quyết theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự.

- Cung cấp thông tin khi có đề nghị của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc cơ quan, tổ chức, người trực tiếp báo tin, tố giác về hành vi bạo lực gia đình.

- Lưu trữ, phân tích, tổng hợp thông tin, dữ liệu; thực hiện báo cáo theo quy định của pháp luật.

Nghị định 76/2023/NĐ-CP sẽ có hiệu lực từ ngày 25/12/2023

Bạo lực gia đình
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Biện pháp ngăn chặn người nước ngoài cư trú tại Việt Nam bị bạo lực gia đình được quy định như thế nào?
Pháp luật
Tổng đài điện thoại quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình có thời gian hoạt động như thế nào?
Pháp luật
Có được xem là hành vi bạo lực gia đình giữa người chung sống như vợ chồng với nhau nhưng có hành vi cưỡng ép quan hệ tình dục trái ý muốn của người còn lại hay không?
Pháp luật
Truyền bá thông tin nhằm kích động hành vi bạo lực gia đình là một hành vi bị pháp luật nghiêm cấm?
Pháp luật
Phạt đến 50 triệu đồng dù là vợ chồng nhưng quan hệ tình dục trái ý muốn của nhau đề xuất tại dự thảo Nghị định như thế nào?
Pháp luật
Cha mẹ ép buộc con nghỉ học để ngồi lề đường xin ăn sẽ bị xử phạt hành chính như thế nào? Sẽ bị hạn chế quyền đối với con?
Pháp luật
Yêu cầu người có hành vi bạo lực gia đình đến trụ sở Công an xã có phải là một biện pháp ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình không?
Pháp luật
Mẫu đơn đề nghị về việc cấm tiếp xúc theo quyết định của Chủ tịch UBND xã dành cho người nước ngoài bị bạo lực gia đình?
Pháp luật
Ngày của cha là ngày mấy? Con cái bỏ mặc không chăm sóc cha già yếu thì có được xem là hành vi bạo lực gia đình không?
Pháp luật
Cơ sở khác tham gia trợ giúp phòng chống bạo lực gia đình có hỗ trợ người bị bạo lực gia đình chi phí ăn mặc và đi lại không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bạo lực gia đình
271 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bạo lực gia đình

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Văn bản liên quan đến Bạo lực gia đình
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào