Tổ đánh giá hồ sơ lựa chọn tổ chức tư vấn pháp luật ký hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý với Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước có bao nhiêu thành viên?
- Số lượng tổ chức tư vấn pháp luật dự kiến ký hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý với Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước được xác định dựa trên căn cứ nào?
- Tổ đánh giá hồ sơ lựa chọn tổ chức tư vấn pháp luật ký hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý với Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước có bao nhiêu thành viên?
- Thông báo lựa chọn tổ chức tư vấn pháp luật ký hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý phải được đăng tải tại đâu?
Số lượng tổ chức tư vấn pháp luật dự kiến ký hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý với Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước được xác định dựa trên căn cứ nào?
Căn cứ Điều 9 Thông tư 08/2017/TT-BTP quy định về xác định số lượng tổ chức dự kiến ký hợp đồng như sau:
Xác định số lượng tổ chức dự kiến ký hợp đồng
Căn cứ vào tình hình thực tiễn địa phương, Sở Tư pháp đánh giá khả năng đáp ứng nhu cầu trợ giúp pháp lý của Trung tâm dựa trên kết quả thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý của năm trước, số lượng trợ giúp viên pháp lý, số lượng luật sư ký hợp đồng và nguồn lực khác của Trung tâm, kết quả thực hiện trợ giúp pháp lý của tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý, số lượng vụ án được xét xử của năm trước, tổng số người được trợ giúp pháp lý, biến động của dân số địa phương và các nội dung khác có tác động tới công tác trợ giúp pháp lý tại địa phương để dự kiến số lượng tổ chức ký hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý (sau đây gọi là tổ chức).
Như vậy, theo quy định, số lượng tổ chức tư vấn pháp luật dự kiến ký hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý với Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước được xác định dựa trên các căn cứ sau đây:
(1) Căn cứ vào tình hình thực tiễn địa phương;
(2) Kết quả thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý của năm trước;
(3) Số lượng trợ giúp viên pháp lý;
(4) Số lượng luật sư ký hợp đồng và nguồn lực khác của Trung tâm,
(5) Kết quả thực hiện trợ giúp pháp lý của tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý;
(6) Số lượng vụ án được xét xử của năm trước;
(7) Tổng số người được trợ giúp pháp lý;
(8) Biến động của dân số địa phương;
(9) Các nội dung khác có tác động tới công tác trợ giúp pháp lý tại địa phương.
Số lượng tổ chức tư vấn pháp luật dự kiến ký hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý với Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước được xác định dựa trên căn cứ nào? (Hình từ Internet)
Tổ đánh giá hồ sơ lựa chọn tổ chức tư vấn pháp luật ký hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý với Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước có bao nhiêu thành viên?
Căn cứ khoản 1 Điều 10 Thông tư 08/2017/TT-BTP quy định về Tổ đánh giá hồ sơ lựa chọn tổ chức như sau:
Tổ đánh giá hồ sơ lựa chọn tổ chức
1. Giám đốc Sở Tư pháp quyết định thành lập Tổ đánh giá hồ sơ lựa chọn tổ chức (sau đây gọi là Tổ đánh giá tổ chức) gồm 03 đến 05 thành viên là những người có kiến thức pháp luật, am hiểu hoạt động trợ giúp pháp lý. Thành viên Tổ đánh giá tổ chức gồm:
a) Lãnh đạo Sở Tư pháp làm Tổ trưởng;
b) Lãnh đạo Trung tâm và các thành viên khác, trong đó có đại diện của Đoàn luật sư địa phương do Giám đốc Sở Tư pháp quyết định.
2. Tổ đánh giá tổ chức, thành viên Tổ đánh giá tổ chức có trách nhiệm tương tự theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 4 Thông tư này, chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở Tư pháp về việc đánh giá.
Như vậy, theo quy định, Tổ đánh giá hồ sơ lựa chọn tổ chức tư vấn pháp luật ký hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý với Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước có 03 đến 05 thành viên là những người có kiến thức pháp luật, am hiểu hoạt động trợ giúp pháp lý, bao gồm:
(1) Lãnh đạo Sở Tư pháp làm Tổ trưởng;
(2) Lãnh đạo Trung tâm và các thành viên khác, trong đó có đại diện của Đoàn luật sư địa phương do Giám đốc Sở Tư pháp quyết định.
Thông báo lựa chọn tổ chức tư vấn pháp luật ký hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý phải được đăng tải tại đâu?
Căn cứ khoản 2 Điều 11 Thông tư 08/2017/TT-BTP quy định về thông báo lựa chọn tổ chức như sau:
Thông báo lựa chọn tổ chức
1. Thông báo lựa chọn tổ chức gồm những nội dung sau đây:
a) Số lượng tổ chức hành nghề luật sư, tổ chức tư vấn pháp luật dự kiến lựa chọn;
b) Điều kiện ký hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý theo quy định tại khoản 2 và khoản 5 Điều 14 của Luật Trợ giúp pháp lý; cách thức, tiêu chí, thang bảng điểm đánh giá hồ sơ;
c) Yêu cầu về hồ sơ theo quy định tại Điều 12 Thông tư này;
d) Các nội dung quy định tại các điểm d, đ và e khoản 1 Điều 5 Thông tư này.
2. Thông báo lựa chọn tổ chức phải được đăng tải tối thiểu là 05 ngày làm việc trên Trang thông tin điện tử của Sở Tư pháp địa phương.
Như vậy, theo quy định, thông báo lựa chọn tổ chức tư vấn pháp luật ký hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý với Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước phải được đăng tải tối thiểu là 05 ngày làm việc trên Trang thông tin điện tử của Sở Tư pháp địa phương.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cá nhân buôn bán hàng hóa nhập lậu có giá trị dưới 3.000.000 đồng thì sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn dưới 50 triệu đồng có phải ký hợp đồng? Nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn được xét duyệt trúng thầu khi nào?
- Cổng Dịch vụ công quốc gia được kết nối với hệ thống nào? Thông tin nào được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia?
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự có thời hạn bao lâu? Trường hợp nào được ủy quyền đứng tên trong Giấy chứng nhận?
- Trạm y tế được giới thiệu, chuyển người bệnh đến cơ sở khám bệnh chữa bệnh khác trong trường hợp nào?