Tổ công tác liên ngành về vấn đề kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài làm việc theo nguyên tắc nào?
- Tổ công tác liên ngành về vấn đề kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài làm việc theo nguyên tắc nào?
- Bộ phận thường trực và giúp việc của Tổ công tác liên ngành về vấn đề kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài là cơ quan nào?
- Thành viên Tổ công tác liên ngành về vấn đề kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài có nhiệm vụ gì?
Tổ công tác liên ngành về vấn đề kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài làm việc theo nguyên tắc nào?
Nguyên tắc làm việc của Tổ công tác liên ngành được quy định tại khoản 2 Điều 6 Quy chế hoạt động của Tổ công tác liên ngành về vấn đề kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài ban hành kèm theo Quyết định 288/QĐ-BTP năm 2012 như sau:
Chế độ làm việc của Tổ công tác
1. Tổ công tác họp toàn thể ít nhất 06 tháng 01 lần. Tùy theo yêu cầu công tác có thể họp bất thường hoặc họp nhóm một số thành viên có liên quan khi cần thiết để thảo luận và thống nhất những chủ trương, biện pháp để thực hiện nhiệm vụ.
2. Tổ công tác làm việc theo nguyên tắc dân chủ tập trung, quyết định theo đa số.
Như vậy, theo quy định, Tổ công tác liên ngành về vấn đề kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài làm việc theo nguyên tắc dân chủ tập trung, quyết định theo đa số.
Tổ công tác liên ngành về vấn đề kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài làm việc theo nguyên tắc nào? (Hình từ Internet)
Bộ phận thường trực và giúp việc của Tổ công tác liên ngành về vấn đề kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài là cơ quan nào?
Bộ phận thường trực và giúp việc của Tổ công tác liên ngành được quy định tại khoản 1 Điều 7 Quy chế hoạt động của Tổ công tác liên ngành về vấn đề kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài ban hành kèm theo Quyết định 288/QĐ-BTP năm 2012 như sau:
Bộ phận thường trực và giúp việc của Tổ công tác
1. Bộ phận thường trực và giúp việc của Tổ công tác là Vụ Hành chính tư pháp - Bộ Tư pháp.
2. Bộ phận thường trực và giúp việc có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch và kinh phí hoạt động hằng năm cho Tổ công tác; đôn đốc việc thực hiện nhiệm vụ giữa các thành viên trong Tổ công tác; chuẩn bị tài liệu, nội dung cho cuộc họp của Tổ công tác; ghi biên bản các cuộc họp của Tổ công tác.
Như vậy, theo quy định, bộ phận thường trực và giúp việc của Tổ công tác liên ngành về vấn đề kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài là Vụ Hành chính tư pháp - Bộ Tư pháp.
Thành viên Tổ công tác liên ngành về vấn đề kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài có nhiệm vụ gì?
Nhiệm vụ của Thành viên Tổ công tác liên ngành được quy định tại khoản 3 Điều 5 Quy chế hoạt động của Tổ công tác liên ngành về vấn đề kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài ban hành kèm theo Quyết định 288/QĐ-BTP năm 2012 như sau:
Trách nhiệm của Tổ trưởng Tổ công tác, Phó Tổ trưởng Tổ công tác và thành viên Tổ công tác
1. Tổ trưởng Tổ công tác chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Tư pháp và có trách nhiệm sau đây:
a) Chủ trì xây dựng Kế hoạch triển khai các nhiệm vụ của Tổ công tác;
b) Chỉ đạo, điều hành triển khai các kế hoạch hoạt động đã được Tổ công tác thông qua;
c) Chủ trì các phiên họp của Tổ công tác;
d) Phân công nhiệm vụ cho các thành viên Tổ công tác.
2. Phó Tổ trưởng Tổ công tác chịu trách nhiệm trước Tổ trưởng Tổ công tác và có trách nhiệm sau đây:
a) Thay mặt Tổ trưởng Tổ công tác điều hành công việc của Tổ công tác khi được Tổ trưởng Tổ công tác ủy quyền;
b) Báo cáo Tổ trưởng Tổ công tác về kết quả những hoạt động đã được ủy quyền.
3. Thành viên Tổ công tác có các nhiệm vụ sau:
a) Phối hợp chặt chẽ với các thành viên khác của Tổ công tác trong việc tổ chức, triển khai các hoạt động chung của Tổ công tác;
b) Tham mưu cho lãnh đạo Bộ, ngành mình trong việc chỉ đạo, điều hành, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các hoạt động quản lý nhà nước đối với lĩnh vực hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài liên quan đến bộ, ngành mình và đề xuất các biện pháp thực hiện;
c) Tham dự đầy đủ các phiên họp của Tổ công tác; tham gia thiết kế về những vấn đề đưa ra thảo luận tại các cuộc họp của Tổ công tác;
d) Định kỳ 06 tháng một lần báo cáo kết quả thực hiện các nhiệm vụ đã được phân công trước cuộc họp toàn thể của Tổ công tác.
Như vậy, theo quy định, thành viên Tổ công tác liên ngành về vấn đề kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài có các nhiệm vụ sau đây:
(1) Phối hợp chặt chẽ với các thành viên khác của Tổ công tác trong việc tổ chức, triển khai các hoạt động chung của Tổ công tác;
(2) Tham mưu cho lãnh đạo Bộ, ngành mình trong việc chỉ đạo, điều hành, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các hoạt động quản lý nhà nước đối với lĩnh vực hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài liên quan đến bộ, ngành mình và đề xuất các biện pháp thực hiện;
(3) Tham dự đầy đủ các phiên họp của Tổ công tác;
Tham gia thiết kế về những vấn đề đưa ra thảo luận tại các cuộc họp của Tổ công tác;
(4) Định kỳ 06 tháng một lần báo cáo kết quả thực hiện các nhiệm vụ đã được phân công trước cuộc họp toàn thể của Tổ công tác.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tiêu chuẩn để xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp vũ trang quần chúng theo Thông tư 93 như thế nào?
- Người thuê nhà ở công vụ có được đề nghị đơn vị quản lý vận hành nhà ở sửa chữa kịp thời hư hỏng của nhà ở công vụ không?
- Giám đốc quản lý dự án hạng 2 của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án phải đáp ứng điều kiện năng lực như thế nào?
- Tổ chức, cá nhân không niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ trong kinh doanh bị xử phạt bao nhiêu tiền từ 12/7/2024?
- Dấu dưới hình thức chữ ký số có phải là dấu của doanh nghiệp? Làm giả con dấu của doanh nghiệp bị phạt bao nhiêu tiền?