Tổ chức ương dưỡng giống thủy sản có bắt buộc phải có nhân viên kỹ thuật được đào tạo về nuôi trồng thủy sản, bệnh học thủy sản không?
- Tổ chức ương dưỡng giống thủy sản có bắt buộc phải có nhân viên kỹ thuật được đào tạo về nuôi trồng thủy sản, bệnh học thủy sản hay không?
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ương giống thủy sản hay không?
- Tổ chức ương dưỡng giống thủy sản có cần phải cập nhật thông tin, báo cáo trong quá trình ương dưỡng giống thủy sản vào cơ sở dữ liệu quốc gia không?
Tổ chức ương dưỡng giống thủy sản có bắt buộc phải có nhân viên kỹ thuật được đào tạo về nuôi trồng thủy sản, bệnh học thủy sản hay không?
Tổ chức ương dưỡng giống thủy sản có băt buộc phải có nhân viên kỹ thuật được đào tạo về nuôi trồng thủy sản, bệnh học thủy sản được quy định tại Điều 24 Luật Thủy sản 2017 như sau:
Điều kiện cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản
1. Tổ chức, cá nhân sản xuất giống thủy sản được cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện khi đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ sản xuất phù hợp với loài thủy sản; có nơi cách ly theo dõi sức khỏe giống thủy sản mới nhập;
b) Có nhân viên kỹ thuật được đào tạo về nuôi trồng thủy sản, bệnh học thủy sản hoặc sinh học;
c) Áp dụng hệ thống kiểm soát chất lượng, an toàn sinh học;
d) Trường hợp sản xuất giống thủy sản bố mẹ phải có giống thủy sản thuần chủng hoặc giống thủy sản được công nhận thông qua khảo nghiệm hoặc kết quả nhiệm vụ khoa học và công nghệ đã được công nhận hoặc được cơ quan có thẩm quyền cho phép.
2. Tổ chức, cá nhân ương dưỡng giống thủy sản được cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện khi đáp ứng các điều kiện quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này.
Theo đó, tổ chức ương dưỡng giống thủy sản cần có nhân viên kỹ thuật được đào tạo về nuôi trồng thủy sản, bệnh học thủy sản hoặc sinh học.
Như vậy, nhân viên kỹ thuật có thể được đào tạo về sinh học mà không bắt buộc phải được đào tạo về nuôi trồng thủy sản, bệnh học thủy sản.
Tổ chức ương dưỡng giống thủy sản có bắt buộc phải có nhân viên kỹ thuật được đào tạo về nuôi trồng thủy sản, bệnh học thủy sản hoặc sinh học hay không? (Hình từ internet)
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ương giống thủy sản hay không?
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ương giống thủy sản được quy định tại Điều 25 Luật Thủy sản 2017 như sau:
Cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản
1. Thẩm quyền cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản được quy định như sau:
a) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản đối với giống thủy sản bố mẹ;
b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản trên địa bàn, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản này.
2. Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản thực hiện kiểm tra duy trì điều kiện của cơ sở.
3. Cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Bị mất, hư hỏng;
b) Thay đổi thông tin của tổ chức, cá nhân trong giấy chứng nhận.
...
Như vậy, theo quy định của pháp luật thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản trên địa bàn, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Tổ chức ương dưỡng giống thủy sản có cần phải cập nhật thông tin, báo cáo trong quá trình ương dưỡng giống thủy sản vào cơ sở dữ liệu quốc gia không?
Tổ chức ương dưỡng giống thủy sản có cần phải cập nhật thông tin, báo cáo trong quá trình sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản vào cơ sở dữ liệu quốc gia được quy định tại Điều 26 Luật Thủy sản 2017 như sau:
Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản
...
2. Tổ chức, cá nhân sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản có nghĩa vụ sau đây:
a) Thực hiện công bố tiêu chuẩn áp dụng, công bố sự phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng theo quy định về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và chất lượng sản phẩm, hàng hóa; bảo đảm và chịu trách nhiệm về chất lượng giống thủy sản đã công bố;
b) Áp dụng hệ thống kiểm soát chất lượng để bảo đảm chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn đã công bố;
c) Sản xuất giống thủy sản có tên trong Danh mục loài thủy sản được phép kinh doanh tại Việt Nam; bảo đảm an toàn sinh học trong quá trình sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản;
d) Thực hiện ghi nhãn giống thủy sản theo quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa;
đ) Cập nhật thông tin, báo cáo trong quá trình sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản vào cơ sở dữ liệu quốc gia về thủy sản theo quy định;
...
Như vậy, tổ chức ương dưỡng giống thủy sản phải cập nhật thông tin, báo cáo trong quá trình ương dưỡng giống thủy sản vào cơ sở dữ liệu quốc gia.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thể lệ cuộc thi trực tuyến Quân đội Nhân dân Việt Nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành 2024 thế nào?
- Có nhiều hộ gia đình có chung quyền sử dụng một thửa đất ở bị thu hồi được giao thêm đất theo Luật Đất đai mới đúng không?
- Hoạt động quản lý vận hành nhà chung cư có cung cấp các dịch vụ bảo vệ không? Ai có trách nhiệm quản lý vận hành nhà chung cư?
- Mẫu đơn đề nghị cấp lại giấy phép hoạt động của sàn giao dịch bất động sản mới nhất theo quy định hiện nay?
- Cấp ủy cấp tỉnh có chức năng gì? Cấp ủy cấp tỉnh có được giới thiệu nhân sự ứng cử chức danh chủ tịch Hội đồng nhân dân?