Tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô được quyền từ chối trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng trong trường hợp nào?
- Tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô được quyền từ chối trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng trong trường hợp nào?
- Tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô có nghĩa vụ gì trong việc chi trả tiền bảo hiểm?
- Tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô phải duy trì khoản tiền dùng để trả tiền bảo hiểm là bao nhiêu?
Tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô được quyền từ chối trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng trong trường hợp nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 30 Nghị định 21/2023/NĐ-CP quy định về quyền và nghĩa vụ của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô như sau:
Quyền và nghĩa vụ của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô
1. Tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô có quyền:
a) Thu phí bảo hiểm theo thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm vi mô;
b) Yêu cầu thành viên tham gia bảo hiểm vi mô cung cấp đầy đủ, trung thực thông tin liên quan đến việc giao kết và thực hiện hợp đồng bảo hiểm vi mô:
c) Từ chối trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc từ chối bồi thường cho người được bảo hiểm trong trường hợp phát hiện thành viên tham gia bảo hiểm vi mô cố ý cung cấp thông tin sai sự thật và thông tin này liên quan trực tiếp đến sự kiện bảo hiểm;
d) Từ chối trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc từ chối bồi thường cho người được bảo hiểm trong trường hợp không thuộc phạm vi bảo hiểm hoặc loại trừ trách nhiệm bảo hiểm theo thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm vi mô;
đ) Các quyền khác theo quy định pháp luật, thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm vi mô và quy định tại Điều lệ của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô.
2. Tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô có nghĩa vụ:
a) Cung cấp thông tin và giải thích đầy đủ, chính xác về quy tắc, điều kiện, điều khoản sản phẩm bảo hiểm vi mô cho thành viên tham gia bảo hiểm vi mô; quyền, nghĩa vụ của thành viên tham gia bảo hiểm vi mô;
...
Như vậy, theo quy định, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô được quyền từ chối trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng trong các trường hợp sau đây:
(1) Từ chối trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng trong trường hợp phát hiện thành viên tham gia bảo hiểm vi mô cố ý cung cấp thông tin sai sự thật và thông tin này liên quan trực tiếp đến sự kiện bảo hiểm;
(2) Từ chối trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng trong trường hợp không thuộc phạm vi bảo hiểm hoặc loại trừ trách nhiệm bảo hiểm theo thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm vi mô.
Tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô được quyền từ chối trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng trong trường hợp nào? (Hình từ Internet)
Tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô có nghĩa vụ gì trong việc chi trả tiền bảo hiểm?
Căn cứ khoản 2 Điều 30 Nghị định 21/2023/NĐ-CP quy định về quyền và nghĩa vụ của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô như sau:
Quyền và nghĩa vụ của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô
...
2. Tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô có nghĩa vụ:
a) Cung cấp thông tin và giải thích đầy đủ, chính xác về quy tắc, điều kiện, điều khoản sản phẩm bảo hiểm vi mô cho thành viên tham gia bảo hiểm vi mô; quyền, nghĩa vụ của thành viên tham gia bảo hiểm vi mô;
b) Trả tiền bảo hiểm kịp thời cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm;
c) Theo dõi, đối chiếu và xác nhận thống nhất thông tin với thành viên tham gia bảo hiểm vi mô về sản phẩm bảo hiểm vi mô mà thành viên đã tham gia, số phí bảo hiểm đã đóng và kỳ đóng phí, số tiền bảo hiểm được chi trả;
d) Thông báo cho thành viên tham gia bảo hiểm vi mô về kết quả hoạt động bảo hiểm vi mô định kỳ hàng năm, kế hoạch sử dụng kết quả hoạt động bảo hiểm vi mô.
đ) Các nghĩa vụ khác theo quy định pháp luật, thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm vi mô và quy định tại Điều lệ của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô.
Như vậy, theo quy định, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô có nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm kịp thời cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.
Tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô phải duy trì khoản tiền dùng để trả tiền bảo hiểm là bao nhiêu?
Căn cứ khoản 2 Điều 39 Nghị định 21/2023/NĐ-CP quy định về đầu tư tài chính như sau:
Đầu tư tài chính
1. Việc đầu tư vốn thành lập, quỹ dự trữ bắt buộc quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 36 Nghị định này; đầu tư nguồn vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm quy định tại khoản 2 Điều này của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô phải đảm bảo an toàn, hiệu quả và đáp ứng được yêu cầu chi trả thường xuyên cho các cam kết theo hợp đồng bảo hiểm vi mô.
2. Nguồn vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ
a) Tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô phải duy trì khoản tiền dùng để trả tiền bảo hiểm hoặc bồi thường bảo hiểm thường xuyên trong kỳ không thấp hơn 25% tổng dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm và được gửi dưới dạng tiền gửi từ 01 năm trở xuống tại các ngân hàng thương mại hoạt động tại Việt Nam (trừ những ngân hàng bị đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt);
b) Nguồn vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm là tổng dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm trừ các khoản tiền dùng để trả tiền bảo hiểm hoặc bồi thường bảo hiểm thường xuyên trong kỳ quy định tại điểm a khoản này.
...
Như vậy, theo quy định, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô phải duy trì khoản tiền dùng để trả tiền bảo hiểm thường xuyên trong kỳ không thấp hơn 25% tổng dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm.
Số tiền này được gửi dưới dạng tiền gửi từ 01 năm trở xuống tại các ngân hàng thương mại hoạt động tại Việt Nam, trừ những ngân hàng bị đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khi đấu giá theo phương thức đặt giá xuống mà chỉ có một người đăng ký tham gia đấu giá thì cuộc đấu giá thực hiện như nào?
- Chế độ cử tuyển là gì? Người học theo chế độ cử tuyển có trách nhiệm như thế nào khi tốt nghiệp?
- Rối loạn lưỡng cực là gì? Nguyên nhân gây rối loạn lượng cực? Rối loạn lượng cực có tái phát không?
- Trường cao đẳng sư phạm trung ương trực thuộc cơ quan nào? Nội dung quy chế tổ chức của trường cao đẳng sư phạm trung ương?
- Tranh chấp hợp đồng dân sự là gì? Những tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án bao gồm tranh chấp hợp đồng dân sự?