Tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt chỉ được sử dụng tiền vay đặc biệt cho mục đích gì theo quy định?
- Tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt chỉ được sử dụng tiền vay đặc biệt cho mục đích gì?
- Xử lý thế nào nếu tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt sử dụng tiền vay đặc biệt không đúng mục đích?
- Tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt nào được vay đặc biệt tại Ngân hàng Nhà nước để thực hiện phương án phục hồi?
Tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt chỉ được sử dụng tiền vay đặc biệt cho mục đích gì?
Mục đích sử dụng tiền vay đặc biệt được quy định tại khoản 2 Điều 9 Thông tư 37/2024/TT-NHNN, cụ thể như sau:
Mục đích sử dụng tiền vay đặc biệt
1. Trường hợp bên vay đặc biệt là tổ chức tín dụng không được kiểm soát đặc biệt, bên vay đặc biệt chỉ được sử dụng tiền vay đặc biệt để chi trả tiền gửi của người gửi tiền là cá nhân tại bên vay đặc biệt.
2. Trường hợp bên vay đặc biệt là tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt, bên vay đặc biệt chỉ được sử dụng tiền vay đặc biệt để chi trả tiền gửi của người gửi tiền là cá nhân tại bên vay đặc biệt; việc sử dụng tiền vay đặc biệt để chi trả tiền gửi của người gửi tiền là tổ chức do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định đối với từng bên vay đặc biệt cụ thể trên cơ sở đề xuất của Ban kiểm soát đặc biệt.
...
Như vậy, tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt chỉ được sử dụng tiền vay đặc biệt để chi trả tiền gửi của người gửi tiền là cá nhân tại bên vay đặc biệt.
Việc sử dụng tiền vay đặc biệt để chi trả tiền gửi của người gửi tiền là tổ chức do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định đối với từng bên vay đặc biệt cụ thể trên cơ sở đề xuất của Ban kiểm soát đặc biệt.
Lưu ý: Cũng theo Điều 9 Thông tư 37/2024/TT-NHNN thì các đối tượng được chi trả nêu trên không bao gồm:
- Người có liên quan của bên vay đặc biệt;
- Người điều hành, người quản lý của bên vay đặc biệt, trừ người điều hành, người quản lý do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cử, chỉ định, bổ nhiệm;
- Người có liên quan của cá nhân, tổ chức là người quản lý, người điều hành, thành viên góp vốn hoặc cổ đông sở hữu từ 5% vốn điều lệ hoặc vốn cổ phần có quyền biểu quyết trở lên của bên vay đặc biệt.
Tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt chỉ được sử dụng tiền vay đặc biệt cho mục đích gì theo quy định? (Hình từ Internet)
Xử lý thế nào nếu tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt sử dụng tiền vay đặc biệt không đúng mục đích?
Căn cứ theo quy định tại khoản 5 Điều 15 Thông tư 37/2024/TT-NHNN như sau:
Trả nợ vay đặc biệt
...
5. Trường hợp bị phát hiện sử dụng tiền vay đặc biệt không đúng mục đích, trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày Ngân hàng Nhà nước có văn bản thông báo vi phạm quy định tại điểm đ khoản 2, điểm k khoản 4 Điều 34 Thông tư này (sau đây gọi là ngày Ngân hàng Nhà nước có thông báo), bên vay đặc biệt phải trả nợ:
a) Số tiền vay đặc biệt bị phát hiện sử dụng không đúng mục đích;
b) Số tiền lãi phát sinh trên số tiền vay đặc biệt bị phát hiện sử dụng không đúng mục đích với mức lãi suất bằng 130% lãi suất cho vay cầm cố của Ngân hàng Nhà nước tại ngày Ngân hàng Nhà nước có thông báo, kể từ ngày bên vay đặc biệt nhận giải ngân số tiền vay đặc biệt bị phát hiện sử dụng không đúng mục đích đến ngày bên vay đặc biệt trả số tiền vay đặc biệt bị phát hiện sử dụng không đúng mục đích.
...
Theo đó, trường hợp tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt bị phát hiện sử dụng tiền vay đặc biệt không đúng mục đích, trong vòng 07 ngày làm việc kể từ ngày Ngân hàng Nhà nước có văn bản thông báo vi phạm thì bên vay đặc biệt phải trả nợ:
- Số tiền vay đặc biệt bị phát hiện sử dụng không đúng mục đích;
- Số tiền lãi phát sinh trên số tiền vay đặc biệt bị phát hiện sử dụng không đúng mục đích với mức lãi suất bằng 130% lãi suất cho vay cầm cố của Ngân hàng Nhà nước tại ngày Ngân hàng Nhà nước có thông báo, kể từ ngày bên vay đặc biệt nhận giải ngân số tiền vay đặc biệt bị phát hiện sử dụng không đúng mục đích đến ngày bên vay đặc biệt trả số tiền vay đặc biệt bị phát hiện sử dụng không đúng mục đích.
Tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt nào được vay đặc biệt tại Ngân hàng Nhà nước để thực hiện phương án phục hồi?
Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Thông tư 37/2024/TT-NHNN có quy định như sau:
Các trường hợp cho vay đặc biệt
1. Ngân hàng Nhà nước cho vay đặc biệt bằng nguồn tiền từ thực hiện chức năng của ngân hàng trung ương về phát hành tiền trong các trường hợp sau:
a) Cho vay đặc biệt đối với tổ chức tín dụng bị rút tiền hàng loạt là ngân hàng thương mại, ngân hàng hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô để chi trả tiền gửi cho người gửi tiền;
b) Cho vay đặc biệt đối với tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt là ngân hàng thương mại, ngân hàng hợp tác xã, công ty tài chính, tổ chức tài chính vi mô để thực hiện phương án phục hồi đã được phê duyệt;
c) Cho vay đặc biệt đối với ngân hàng thương mại được kiểm soát đặc biệt để thực hiện phương án chuyển giao bắt buộc theo Luật Các tổ chức tín dụng năm 2024 đã được phê duyệt;
d) Cho vay đặc biệt đối với ngân hàng thương mại được kiểm soát đặc biệt để hỗ trợ phục hồi theo phương án chuyển giao bắt buộc theo Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010 đã được phê duyệt.
...
Như vậy, tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt được vay đặc đặc biệt tại Ngân hàng Nhà nước để thực hiện phương án phục hồi đã được phê duyệt bao gồm:
- Ngân hàng thương mại;
- Ngân hàng hợp tác xã;
- Công ty tài chính;
- Tổ chức tài chính vi mô.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phân chia lợi nhuận từ tài sản chung không chia sau khi ly hôn như thế nào? Khi thỏa thuận chia tài sản chung thì có cần xét tới yếu tố lỗi làm cho hôn nhân bị đổ vỡ không?
- Ai được gặp phạm nhân? Tải về mẫu đơn xin gặp mặt phạm nhân mới nhất hiện nay? Trách nhiệm của người gặp?
- Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp bắt buộc trước khi khởi kiện đúng không?
- Kế toán chi tiết là gì? Sổ kế toán có bao gồm sổ kế toán chi tiết theo quy định pháp luật về kế toán?
- Hướng dẫn viết báo cáo giám sát đảng viên của chi bộ? Có bao nhiêu hình thức giám sát của Đảng?