Tổ chức tín dụng có thể thực hiện hoạt động cho vay ra nước ngoài đối với người không cư trú không? Hồ sơ đăng ký khoản vay gồm những nội dung gì?
- Tổ chức tín dụng được phép cho vay ra nước ngoài đối với người không cư trú không?
- Trách nhiệm của tổ chức tín dụng trong hoạt động cho vay ra nước ngoài là gì?
- Hồ sơ đăng ký khoản cho vay đối với hoạt động cho vay ra nước ngoài gồm những thành phần nào?
- Tài khoản cho vay đối với hoạt động cho vay ra nước ngoài cần đáp ứng điều kiện gì?
Tổ chức tín dụng được phép cho vay ra nước ngoài đối với người không cư trú không?
Tổ chức tín dụng được phép cho vay ra nước ngoài đối với người không cư trú không?
Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 2 Thông tư 45/2011/TT-NHNN, được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Thông tư 13/2016/TT-NHNN, hoạt động cho vay ra nước ngoài được quy định như sau:
“1. Cho vay ra nước ngoài là hình thức cấp tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng giao hoặc cam kết giao cho khách hàng là người không cư trú (sau đây gọi là bên vay nước ngoài) một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi.”
Dựa vào quy định trên, có thể thấy tổ chức tín dụng được quyền cấp tín dụng thông qua hình thức cho vay ra nước ngoài đối với người không cư trú theo theo luật định.
Người không cư trú trong mối quan hệ cho vay ra nước ngoài nêu trên, hay còn gọi là bên vay nước ngoài cần đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 8 Thông tư 45/2011/TT-NHNN đối với bên vay nước ngoài như sau:
"1. Tổ chức tín dụng chỉ thực hiện cho vay đối với bên vay nước ngoài là doanh nghiệp được thành lập và hoạt động tại nước ngoài có vốn góp của doanh nghiệp Việt Nam dưới hình thức đầu tư trực tiếp ra nước ngoài.
2. Các trường hợp khác chỉ được thực hiện khi có sự chấp thuận bằng văn bản của Ngân hàng Nhà nước."
Như vậy, người không cư trú là bên vay nước ngoài trong trường hợp này chỉ có thể là doanh nghiệp được thành lập và hoạt động tại nước ngoài có vốn góp của doanh nghiệp Việt Nam dưới hình thức đầu tư trực tiếp ra nước ngoài. Những trường hợp khác nếu muốn thực hiện thì cần có sự chấp thuận bằng văn bản của Ngân hàng Nhà nước.
>>> Xem thêm: Tổng hợp trọn bộ các quy định hiện hành về Tổ chức tín dụng tại đây Tải
Trách nhiệm của tổ chức tín dụng trong hoạt động cho vay ra nước ngoài là gì?
Trách nhiệm của tổ chức tín dụng trong hoạt động cho vay ra nước ngoài được quy định tại Điều 3 Thông tư 45/2011/TT-NHNN, được bổ sung bởi khoản 4 Điều 1 Thông tư 13/2016/TT-NHNN gồm những khoản cụ thể như sau:
(1) Thẩm định năng lực pháp lý, năng lực tài chính của bên vay nước ngoài; khả năng thực hiện thỏa thuận cho vay nhằm đảm bảo thu hồi nợ gốc và lãi theo thỏa thuận cho vay.
(2) Tự chịu rủi ro về pháp lý và tài chính trong việc ký kết và thực hiện thỏa thuận cho vay.
(3) Tuân thủ các quy định hiện hành của pháp luật về quản lý ngoại hối, cho vay và thu hồi nợ nước ngoài, quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng, đảm bảo khoản cho vay ra nước ngoài, các quy định khác của pháp luật Việt Nam và pháp luật nước ngoài có liên quan trong việc ký và thực hiện thỏa thuận cho vay.
(4) Xây dựng quy trình thẩm định tín dụng, quản trị và phòng ngừa rủi ro tín dụng đối với hoạt động cho vay, thu hồi nợ nước ngoài phù hợp với các quy định hiện hành của pháp luật có liên quan.
(5) Xây dựng phương án huy động và cho vay ngoại tệ đảm bảo nguyên tắc phù hợp về cơ cấu đồng tiền, cơ cấu kỳ hạn giữa huy động và cho vay, tránh rủi ro kỳ hạn và rủi ro thanh khoản có thể phát sinh do thực hiện khoản cho vay ra nước ngoài.
Hồ sơ đăng ký khoản cho vay đối với hoạt động cho vay ra nước ngoài gồm những thành phần nào?
Căn cứ quy định tại Điều 10 Thông tư 45/2011/TT-NHNN, được sửa đổi bởi khoản 7 Điều 1 Thông tư 13/2016/TT-NHNN, hồ sơ đăng ký khoản cho vay được quy định như sau:
Tổ chức tín dụng gửi trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện 01 (một) bộ hồ sơ đăng ký khoản cho vay đến Ngân hàng Nhà nước. Hồ sơ bao gồm:
(1) Đơn đăng ký khoản cho vay ra nước ngoài (theo Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư này).
(2) Báo cáo đánh giá tác động của khoản cho vay ra nước ngoài đến việc tuân thủ quy định về tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu; giới hạn cấp tín dụng đối với một khách hàng (bên vay nước ngoài) và người có liên quan; tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung và dài hạn; tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi; tỷ lệ khả năng chi trả; trạng thái ngoại tệ của tổ chức tín dụng cho vay ra nước ngoài.
(3) Báo cáo thẩm định khoản cho vay ra nước ngoài gồm các nội dung chủ yếu sau: đánh giá tính khả thi, hiệu quả của dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh của bên vay nước ngoài; các rủi ro liên quan, khả năng thu hồi vốn gốc, lãi cho vay đầy đủ và đúng hạn; sự phù hợp về trị giá khoản cho vay và quy mô dự án sử dụng vốn vay; vấn đề bảo đảm khoản cho vay và các nội dung liên quan khác.
(4) Báo cáo về nguồn vốn ngoại tệ cho vay bao gồm nội dung liên quan đến quy mô, cơ cấu đồng tiền và cơ cấu kỳ hạn giữa nguồn vốn huy động và cho vay bằng ngoại tệ tại thời điểm ký thỏa thuận cho vay.
(5) Bản sao và bản dịch tiếng Việt Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư của bên vay nước ngoài theo quy định của nước sở tại.
(6) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài của nhà đầu tư Việt Nam sở hữu vốn đầu tư và trực tiếp tham gia quản lý hoạt động đầu tư tại Bên vay nước ngoài.
(7) Bản sao và bản dịch tiếng Việt (có xác nhận của đại diện có thẩm quyền của tổ chức tín dụng) thỏa thuận cho vay đã ký.
(8) Bản sao và bản dịch tiếng Việt (có xác nhận của đại diện có thẩm quyền của tổ chức tín dụng) các văn bản, thỏa thuận bảo lãnh, bảo đảm khoản cho vay ra nước ngoài (nếu có).
Tài khoản cho vay đối với hoạt động cho vay ra nước ngoài cần đáp ứng điều kiện gì?
Theo quy định tại Điều 14 Thông tư 45/2011/TT-NHNN, được sửa đổi bởi khoản 10 Điều 1 Thông tư 13/2016/TT-NHNN, tài khoản cho vay, thu hồi nợ nước ngoài được quy định như sau:
(1) Tổ chức tín dụng là ngân hàng thương mại cho vay ra nước ngoài có trách nhiệm thực hiện việc theo dõi các giao dịch liên quan đến việc cho vay ra nước ngoài của mình theo đúng các quy định hiện hành về hạch toán, kế toán đối với ngân hàng thương mại; chịu trách nhiệm và đảm bảo thực hiện các giao dịch liên quan đến khoản cho vay ra nước ngoài theo đúng nội dung văn bản của Ngân hàng Nhà nước xác nhận đăng ký, đăng ký thay đổi khoản cho vay ra nước ngoài của tổ chức tín dụng.
(2) Tổ chức tín dụng không phải là ngân hàng thương mại cho vay ra nước ngoài có trách nhiệm mở tài khoản cho vay, thu hồi nợ nước ngoài tại 01 (một) ngân hàng cung ứng dịch vụ tài khoản để thực hiện mọi giao dịch giải ngân vốn cho vay, thu hồi nợ nước ngoài (nợ gốc, lãi và các loại phí ...).
Ngân hàng cung ứng dịch vụ tài khoản có trách nhiệm thực hiện việc kiểm tra, đối chiếu các tài liệu do tổ chức tín dụng cho vay ra nước ngoài xuất trình để đảm bảo thực hiện đúng các giao dịch của khoản cho vay ra nước ngoài đã được Ngân hàng Nhà nước xác nhận đăng ký, xác nhận đăng ký thay đổi và phù hợp với các quy định hiện hành của pháp luật.
(3) Việc tổ chức tín dụng sử dụng tài khoản ngoại tệ ở nước ngoài để thực hiện khoản cho vay ra nước ngoài được thực hiện theo quy định hiện hành về mở và sử dụng tài khoản ngoại tệ ở nước ngoài của tổ chức tín dụng.
Như vậy, người không cư trú là doanh nghiệp đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 8 Thông tư 45/2011/TT-NHNN mới có thể trở thành bên vay nước ngoài trong mối quan hệ cho vay ra nước ngoài với tổ chức tín dụng. Việc thực hiện đăng ký khoản vay cần thỏa mãn các quy định về hồ sơ, tài khoản theo quy định của pháp luật hiện hành.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thủ tục Cấp Chứng nhận trường tiểu học đạt kiểm định chất lượng giáo dục từ ngày 25/1/2025 như thế nào?
- Mẫu biên bản bàn giao hàng hóa bán đấu giá trong thương mại? Địa điểm thanh toán tiền mua hàng hóa bán đấu giá là ở đâu?
- Bài phát biểu tất niên xóm, tổ dân phố hay và ý nghĩa 2025? Bài phát biểu tất niên xóm ngắn gọn?
- Lỗi không cài quai mũ bảo hiểm phạt bao nhiêu đối với người điều khiển xe máy? Bị trừ mấy điểm giấy phép lái xe?
- Mẫu Phiếu khám thai là mẫu nào? Nguyên tắc trong khám chữa bệnh được quy định như thế nào? 21 hành vi bị nghiêm cấm trong khám chữa bệnh?