Tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý không đúng nội dung đăng ký thì bị xử phạt vi phạm hành chính thế nào?
Tổ chức đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý có quyền và nghĩa vụ nào?
Theo khoản 1, khoản 4 Điều 13 Luật Trợ giúp pháp lý 2017 quy định về quyền và nghĩa vụ của tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý như sau:
Quyền và nghĩa vụ của tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý
1. Tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý có quyền và nghĩa vụ sau đây:
a) Thực hiện trợ giúp pháp lý;
b) Đề nghị cơ quan, tổ chức có liên quan phối hợp, cung cấp thông tin, tài liệu về vụ việc trợ giúp pháp lý;
c) Bồi thường thiệt hại do lỗi của người thuộc tổ chức mình gây ra trong khi thực hiện trợ giúp pháp lý;
d) Thực hiện chế độ thống kê, báo cáo, truyền thông về trợ giúp pháp lý;
đ) Giải quyết khiếu nại theo quy định tại khoản 2 Điều 45 của Luật này;
e) Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về các vấn đề liên quan đến giải quyết vụ việc trợ giúp pháp lý.
...
4. Tổ chức đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý có quyền và nghĩa vụ sau đây:
a) Quyền và nghĩa vụ theo quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Thực hiện trợ giúp pháp lý theo nội dung đăng ký.
Theo đó, tổ chức đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý có quyền và nghĩa vụ được quy định tại khoản 1 nêu trên.
Bên cạnh đó, tổ chức đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý có nghĩa vụ thực hiện trợ giúp pháp lý theo nội dung đăng ký.
Trợ giúp pháp lý (Hình từ Internet)
Tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý không đúng nội dung đăng ký thì bị xử phạt vi phạm hành chính thế nào?
Căn cứ điểm c khoản 2, điểm a khoản 4 Điều 53 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định về hành vi vi phạm quy định về tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý như sau:
Hành vi vi phạm quy định về tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý
...
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung giấy đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý;
b) Từ chối hoặc không tiếp tục thực hiện trợ giúp pháp lý không đúng quy định;
c) Thực hiện trợ giúp pháp lý không đúng nội dung đăng ký;
d) Thực hiện trợ giúp pháp lý trong trường hợp không đủ điều kiện thực hiện trợ giúp pháp lý;
đ) Tiết lộ thông tin về vụ việc trợ giúp pháp lý, về người được trợ giúp pháp lý, trừ trường hợp người được trợ giúp pháp lý đồng ý bằng văn bản hoặc pháp luật có quy định khác;
e) Thực hiện trợ giúp pháp lý trong trường hợp phải chấm dứt việc thực hiện trợ giúp pháp lý theo quy định;
g) Mạo danh hoặc lợi dụng hoạt động trợ giúp pháp lý để trục lợi; gây mất trật tự, an toàn xã hội, ảnh hưởng xấu đến đạo đức xã hội mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
...
4. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tước quyền sử dụng giấy đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm c, đ và i khoản 2 Điều này;
b) Tịch thu tang vật là giấy đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý bị tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 2 Điều này.
...
Theo quy định tại khoản 4, khoản 5 Điều 4 Nghị định 82/2020/NĐ-CP về mức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức như sau:
Quy định về mức phạt tiền, thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức
...
4. Mức phạt tiền quy định tại các Chương II, III, IV, V, VI và VII Nghị định này được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân, trừ các điều quy định tại khoản 5 Điều này. Trường hợp tổ chức có hành vi vi phạm hành chính như của cá nhân thì mức phạt tiền bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
5. Mức phạt tiền quy định tại các Điều 7, 8, 9, 16, 17, 24, 26, 29, 33, 39, 50, 53, 63, 71, 72, 73, 74 và 80 Nghị định này là mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính của tổ chức.
...
Theo đó, tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý không đúng nội dung đăng ký thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
Đồng thời tổ chức vi phạm còn bị tước quyền sử dụng giấy đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm.
Chánh Thanh tra Sở Tư pháp có quyền xử phạt tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý không đúng nội dung đăng ký không?
Theo khoản 4 Điều 84 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chánh Thanh tra Sở Tư pháp như sau:
Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của cơ quan Thanh tra
...
4. Chánh Thanh tra Sở Tư pháp, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Sở Tư pháp, Trường đoàn thanh tra chuyên ngành Cục Bổ trợ tư pháp, Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 15.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình; đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã, thi hành án dân sự; đến 25.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp;
c) Đình chỉ hoạt động có thời hạn hoặc tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề, giấy đăng ký hành nghề, thẻ tư vấn viên pháp luật, thẻ công chứng viên, thẻ thừa phát lại, thẻ cộng tác viên trợ giúp pháp lý;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
...
Như vậy, tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý không đúng nội dung đăng ký thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền cao nhất là 5.000.000 đồng nên Chánh Thanh tra Sở Tư pháp có quyền xử phạt tổ chức này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giảm biên chế sau sáp nhập, hợp nhất? Thời điểm thực hiện chính sách giảm biên chế sau sáp nhập, hợp nhất?
- Lịch đi làm lại sau Tết Nguyên Đán 2025? Lịch đi làm lại sau Tết Âm lịch 2025 của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động?
- Đá khối làm đá ốp lát công trình xây dựng là đá như thế nào? Quy cách, chỉ tiêu kỹ thuật đá khối làm đá ốp lát xuất khẩu?
- Tội chống người thi hành công vụ theo Bộ luật Hình sự 2015 có khung hình phạt như thế nào?
- Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 3 đã quyết nghị lấy ngày 3 2 làm ngày kỷ niệm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam?