Tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý có bao gồm Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước không? Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước có thể có chi nhánh không?
Tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý có bao gồm Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước không?
Căn cứ Điều 10 Luật Trợ giúp pháp lý 2017 quy định như sau:
Tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý
1. Tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý bao gồm Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước và tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý.
2. Sở Tư pháp công bố danh sách các tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý tại địa phương, đăng tải trên trang thông tin điện tử của Sở Tư pháp và gửi Bộ Tư pháp để tổng hợp đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Tư pháp.
Theo đó, tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý bao gồm Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước và tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý.
Tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý có bao gồm Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước không? Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước có thể có chi nhánh không? (Hình từ Internet)
Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước có thể có chi nhánh hay không?
Căn cứ Điều 11 Luật Trợ giúp pháp lý 2017 quy định như sau:
Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước
1. Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Tư pháp, do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập, có tư cách pháp nhân, có con dấu, trụ sở và tài khoản riêng.
2. Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước có thể có Chi nhánh.
Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước, được thành lập tại các huyện ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, giao thông không thuận tiện đến Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước và chưa có tổ chức hành nghề luật sư hoặc tổ chức tư vấn pháp luật tham gia trợ giúp pháp lý. Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động của Chi nhánh. Căn cứ nhu cầu và điều kiện thực tế tại địa phương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập Chi nhánh của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước.
3. Chính phủ quy định chi tiết về tổ chức và hoạt động của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước, Chi nhánh của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước.
Như vậy, theo quy định trên, Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước có thể có Chi nhánh.
Theo đó, chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước, được thành lập tại các huyện ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, giao thông không thuận tiện đến Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước và chưa có tổ chức hành nghề luật sư hoặc tổ chức tư vấn pháp luật tham gia trợ giúp pháp lý.
Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động của Chi nhánh. Căn cứ nhu cầu và điều kiện thực tế tại địa phương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập Chi nhánh của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước.
Việc thành lập chi nhánh Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước được thực hiện theo thủ tục như thế nào?
Căn cứ Điều 7 Nghị định 144/2017/NĐ-CP quy định như sau:
Thủ tục thành lập Chi nhánh
1. Giám đốc Sở Tư pháp lập hồ sơ trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định việc thành lập Chi nhánh của Trung tâm. Hồ sơ gồm có:
a) Tờ trình về việc thành lập Chi nhánh, trong đó nêu rõ việc đáp ứng các điều kiện thành lập Chi nhánh;
b) Dự thảo Quyết định thành lập Chi nhánh;
c) Ý kiến bằng văn bản của Sở Nội vụ về việc thành lập Chi nhánh.
2. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định về việc thành lập Chi nhánh trên cơ sở bảo đảm điều kiện thành lập Chi nhánh.
3. Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được quyết định thành lập Chi nhánh, Giám đốc Trung tâm bổ nhiệm Trưởng Chi nhánh.
4. Việc thành lập Chi nhánh phải được công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng ở địa phương với các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên, địa chỉ trụ sở, số điện thoại của Chi nhánh;
b) Ngày ra quyết định thành lập và ngày bắt đầu hoạt động của Chi nhánh;
c) Họ và tên Trưởng Chi nhánh; danh sách người thực hiện trợ giúp pháp lý;
d) Phạm vi trợ giúp pháp lý của Chi nhánh.
Như vậy, theo quy định nêu trên, thủ tục thành lập Chi nhánh Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước được thực hiện theo 03 bước như sau:
Bước 1: Giám đốc Sở Tư pháp lập hồ sơ trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định việc thành lập Chi nhánh của Trung tâm.
Hồ sơ trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định việc thành lập Chi nhánh của Trung tâm gồm có:
- Tờ trình về việc thành lập Chi nhánh, trong đó nêu rõ việc đáp ứng các điều kiện thành lập Chi nhánh;
- Dự thảo Quyết định thành lập Chi nhánh;
- Ý kiến bằng văn bản của Sở Nội vụ về việc thành lập Chi nhánh.
Bước 2: Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định về việc thành lập Chi nhánh trên cơ sở bảo đảm điều kiện thành lập Chi nhánh.
Bước 3: Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được quyết định thành lập Chi nhánh, Giám đốc Trung tâm bổ nhiệm Trưởng Chi nhánh.
Lưu ý: Việc thành lập chi nhánh phải được công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng ở địa phương. Các nội dung công bố bao gồm:
- Tên, địa chỉ trụ sở, số điện thoại của Chi nhánh;
- Ngày ra quyết định thành lập và ngày bắt đầu hoạt động của Chi nhánh;
- Họ và tên Trưởng Chi nhánh; danh sách người thực hiện trợ giúp pháp lý;
- Phạm vi trợ giúp pháp lý của Chi nhánh.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 23 1 có gì đặc biệt? Ngày 23 1 cung gì? Ngày 23 1 CBCCVC đã được nghỉ Tết Nguyên đán Ất tỵ chưa?
- Nhiệm vụ của ban thẩm tra tư cách đại biểu của đại hội là gì? Trách nhiệm cung cấp tài liệu cho ban thẩm tra tư cách đại biểu?
- Chủ sở hữu của tổ chức tín dụng phi ngân hàng là ai? Điều kiện đối với chủ sở hữu là cổ đông sáng lập là gì?
- Mẫu chương trình đại hội chi bộ không có trù bị là mẫu nào? Tải về mẫu chương trình đại hội chi bộ không có trù bị?
- Vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam trong đấu tranh giành chính quyền cách mạng giai đoạn 30 - 45 theo Hướng dẫn 175?