Tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý cần tiến hành các công việc gì khi nạn nhân bị mua bán có yêu cầu được trợ giúp pháp lý?
- Tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý cần tiến hành các công việc gì khi nạn nhân bị mua bán có yêu cầu được trợ giúp pháp lý?
- Trong quá trình thực hiện trợ giúp pháp lý cho nạn nhân bị mua bán nếu phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật thì xử lý ra sao?
- Tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý bao gồm các tổ chức nào?
Tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý cần tiến hành các công việc gì khi nạn nhân bị mua bán có yêu cầu được trợ giúp pháp lý?
Theo khoản 1 Điều 12 Thông tư 11/2014/TT-BTP quy định khi nạn nhân bị mua bán có yêu cầu được trợ giúp pháp lý thì tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý cần tiến hành các công việc như sau:
- Nếu người được trợ giúp pháp lý yêu cầu được tiếp riêng, không muốn người thứ ba cùng nghe họ trình bày, thì người thực hiện trợ giúp pháp lý có trách nhiệm bố trí địa điểm tiếp phù hợp, tạo điều kiện để họ trình bày, cung cấp thông tin, tài liệu về vụ việc;
- Thông tin về quyền được pháp luật bảo vệ, không phán xét, đổ lỗi, gây áp lực, gây sợ hãi hoặc làm tổn thương về mặt tâm lý cho người được trợ giúp pháp lý;
- Động viên, giải thích để người được trợ giúp pháp lý cung cấp thông tin về vụ việc, nhằm bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của họ;
- Tư vấn pháp luật, giải thích quyền, nghĩa vụ, bảo đảm bí mật thông tin về vụ việc trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật;
- Hướng dẫn người được trợ giúp pháp lý tiếp cận với các cơ sở trợ giúp, hỗ trợ nạn nhân;
- Hướng dẫn hoặc đề nghị áp dụng các biện pháp bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân theo quy định của pháp luật;
- Trường hợp người được trợ giúp pháp lý có nhu cầu tư vấn pháp luật để phòng ngừa bị mua bán trở lại hoặc trợ giúp pháp lý để làm thủ tục đăng ký hộ khẩu, hộ tịch, nhận chế độ hỗ trợ, yêu cầu bồi thường thiệt hại, tham gia tố tụng và các thủ tục pháp lý khác có liên quan đến vụ việc mua bán người, thì cử người thực hiện trợ giúp pháp lý giúp đỡ họ;
- Đề xuất cơ quan có thẩm quyền áp dụng các biện pháp bảo vệ an toàn cho người được trợ giúp pháp lý và người thân thích của họ;
- Hướng dẫn người được trợ giúp pháp lý đề nghị hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền áp dụng hoặc hủy bỏ các biện pháp bảo vệ, thương lượng, hòa giải, nhằm bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của họ;
- Hỗ trợ, giúp người được trợ giúp pháp lý ổn định tâm lý; trường hợp cần thiết thì yêu cầu Tòa án cử người hỗ trợ tại Tòa để giúp nạn nhân chứng thực lời khai, tránh việc liên hệ giữa nạn nhân với người có hành vi vi phạm trong trường hợp nạn nhân bị kích động hoặc bị đe dọa đến danh dự và tính mạng của họ.
Tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý cần tiến hành các công việc gì khi nạn nhân bị mua bán có yêu cầu được trợ giúp pháp lý? (Hình từ Internet)
Trong quá trình thực hiện trợ giúp pháp lý cho nạn nhân bị mua bán nếu phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật thì xử lý ra sao?
Theo khoản 4 Điều 12 Thông tư 11/2014/TT-BTP quy định như sau:
Thực hiện các biện pháp bảo vệ và hỗ trợ cho người được trợ giúp pháp lý là người mẹ, trẻ em gái, nạn nhân bạo lực gia đình, nạn nhân bị mua bán, nạn nhân bị xâm hại tình dục
...
4. Trong quá trình thực hiện trợ giúp pháp lý cho nạn nhân bạo lực gia đình, nạn nhân bị mua bán, nạn nhân bị xâm hại tình dục, nếu phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật, thì tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý chuyển vụ việc sang cơ quan có thẩm quyền để xử lý hoặc đề nghị cơ quan công an có biện pháp hỗ trợ, bảo đảm an toàn cho nạn nhân.
Như vậy, trong quá trình thực hiện trợ giúp pháp lý cho nạn nhân bị mua bán nếu phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật, thì tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý chuyển vụ việc sang cơ quan có thẩm quyền để xử lý hoặc đề nghị cơ quan công an có biện pháp hỗ trợ, bảo đảm an toàn cho nạn nhân.
Tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý bao gồm các tổ chức nào?
Theo Điều 10 Luật Trợ giúp pháp lý 2017 quy định như sau:
Tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý
1. Tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý bao gồm Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước và tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý.
2. Sở Tư pháp công bố danh sách các tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý tại địa phương, đăng tải trên trang thông tin điện tử của Sở Tư pháp và gửi Bộ Tư pháp để tổng hợp đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Tư pháp.
Căn cứ trên quy định tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý bao gồm:
- Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước;
- Tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý.
Bên cạnh đó, theo khoản 1 Điều 12 Luật Trợ giúp pháp lý 2017 quy định tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý bao gồm tổ chức ký hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý và tổ chức đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 20 Phụ lục kèm theo Thông tư 06 và Thông tư 07 hướng dẫn hoạt động đấu thầu mới nhất? Tải về trọn bộ phụ lục ở đâu?
- Mẫu đơn khởi kiện đòi lại nhà ở mới nhất là mẫu nào? Hướng dẫn cách viết mẫu đơn khởi kiện đòi lại nhà ở?
- http// chonghanggia dangcongsan vn vào thi trực tuyến Cuộc thi Chống hàng giả và lừa đảo trực tuyến năm 2024 như thế nào?
- Đáp án Cuộc thi chăm sóc mắt và phòng chống suy giảm thị lực ở học sinh 2024 cấp trung học cơ sở thế nào?
- Doanh nghiệp ban hành nội quy lao động có phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở?