Tổ chức tài chính tham gia vào giao dịch chuyển tiền điện tử gồm những tổ chức nào? Các tổ chức này có phải báo cáo giao dịch chuyển tiền điện tử không?
Tổ chức tài chính tham gia vào giao dịch chuyển tiền điện tử bao gồm những tổ chức nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 8 Thông tư 09/2023/TT-NHNN quy định, tổ chức tài chính tham gia vào giao dịch chuyển tiền điện tử bao gồm:
(1) Tổ chức tài chính khởi tạo là tổ chức khởi tạo lệnh chuyển tiền điện tử và thực hiện chuyển tiền thay mặt cho người khởi tạo;
(2) Tổ chức tài chính trung gian là tổ chức nhận và chuyển lệnh chuyển tiền điện tử thay mặt cho tổ chức tài chính khởi tạo và tổ chức tài chính thụ hưởng hoặc thay mặt cho tổ chức tài chính trung gian khác;
(3) Tổ chức tài chính thụ hưởng là tổ chức nhận lệnh chuyển tiền điện tử trực tiếp từ tổ chức tài chính khởi tạo hoặc thông qua tổ chức tài chính trung gian và thực hiện chi trả cho người thụ hưởng.
Tổ chức tài chính tham gia vào giao dịch chuyển tiền điện tử bao gồm những tổ chức nào? (Hình từ Internet)
Tổ chức tài chính tham gia vào giao dịch chuyển tiền điện tử có phải thực hiện báo cáo giao dịch chuyển tiền điện tử không?
Chế độ báo cáo giao dịch chuyển tiền điện tử được quy định tại khoản 1 Điều 9 Thông tư 09/2023/TT-NHNN như sau:
Chế độ báo cáo giao dịch chuyển tiền điện tử
1. Đối tượng báo cáo có trách nhiệm thu thập thông tin tại khoản 3 Điều này và báo cáo Cơ quan thực hiện chức năng, nhiệm vụ phòng, chống rửa tiền bằng dữ liệu điện tử theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Thông tư này khi thực hiện giao dịch chuyển tiền điện tử trong các trường hợp sau đây:
a) Giao dịch chuyển tiền điện tử mà tất cả các tổ chức tài chính tham gia giao dịch chuyển tiền điện tử quy định tại khoản 1 Điều 8 Thông tư này cùng ở Việt Nam (sau đây gọi là giao dịch chuyển tiền điện tử trong nước) có giá trị giao dịch chuyển tiền điện tử từ 500.000.000 (năm trăm triệu) đồng trở lên hoặc bằng ngoại tệ có giá trị tương đương;
b) Giao dịch chuyển tiền điện tử mà có ít nhất một trong các tổ chức tài chính tham gia giao dịch chuyển tiền điện tử quy định tại khoản 1 Điều 8 Thông tư này ở các quốc gia, vùng lãnh thổ ngoài Việt Nam (sau đây gọi là giao dịch chuyển tiền điện tử quốc tế) có giá trị giao dịch chuyển tiền điện tử từ 1.000 (một nghìn) đô la Mỹ trở lên hoặc bằng ngoại tệ khác có giá trị tương đương.
2. Trường hợp đối tượng báo cáo là tổ chức tài chính trung gian trong giao dịch chuyển tiền điện tử không phải thực hiện báo cáo theo quy định tại khoản 1 Điều này.
...
Như vậy, theo quy định, tổ chức tài chính tham gia vào giao dịch chuyển tiền điện tử có trách nhiệm thực hiện báo cáo giao dịch chuyển tiền điện tử khi thực hiện giao dịch chuyển tiền điện tử trong các trường hợp sau đây:
(1) Giao dịch chuyển tiền điện tử mà tất cả các tổ chức tài chính tham gia giao dịch chuyển tiền điện tử cùng ở Việt Nam có giá trị giao dịch chuyển tiền điện tử từ 500.000.000 (năm trăm triệu) đồng trở lên hoặc bằng ngoại tệ có giá trị tương đương;
(2) Giao dịch chuyển tiền điện tử mà có ít nhất một trong các tổ chức tài chính tham gia giao dịch chuyển tiền điện tử ở các quốc gia, vùng lãnh thổ ngoài Việt Nam có giá trị giao dịch chuyển tiền điện tử từ 1.000 (một nghìn) đô la Mỹ trở lên hoặc bằng ngoại tệ khác có giá trị tương đương.
Nội dung báo cáo giao dịch chuyển tiền điện tử gồm những thông tin nào?
Căn cứ khoản 3 Điều 9 Thông tư 09/2023/TT-NHNN quy định thì nội dung báo cáo giao dịch chuyển tiền điện tử tối thiểu gồm các thông tin sau:
(1) Thông tin về tổ chức tài chính khởi tạo và thụ hưởng bao gồm:
- Tên giao dịch của tổ chức hoặc chi nhánh giao dịch;
- Địa chỉ trụ sở chính (hoặc mã ngân hàng đối với giao dịch chuyển tiền điện tử trong nước, mã SWIFT đối với chuyển tiền điện tử quốc tế);
- Quốc gia nhận và chuyển tiền;
(2) Thông tin về khách hàng là cá nhân tham gia giao dịch chuyển tiền điện tử:
- Họ và tên, ngày, tháng, năm sinh;
- Số Chứng minh nhân dân hoặc số Căn cước công dân hoặc số định danh cá nhân hoặc số hộ chiếu;
- Số thị thực nhập cảnh (nếu có);
- Địa chỉ đăng ký thường trú hoặc nơi ở hiện tại khác (nếu có);
- Quốc tịch (theo chứng từ giao dịch);
(3) Thông tin về khách hàng là tổ chức tham gia giao dịch chuyển tiền điện tử:
- Tên giao dịch đầy đủ và viết tắt (nếu có);
- Địa chỉ trụ sở chính;
- Số giấy phép thành lập hoặc mã số doanh nghiệp hoặc mã số thuế;
- Quốc gia nơi đặt trụ sở chính;
(4) Thông tin về giao dịch:
- Số tài khoản (nếu có);
- Số tiền;
- Loại tiền;
- Số tiền được quy đổi sang đồng Việt Nam (nếu loại tiền giao dịch là ngoại tệ);
- Lý do, mục đích giao dịch;
- Mã giao dịch;
- Ngày giao dịch;
(5) Thông tin khác theo yêu cầu của Cơ quan thực hiện chức năng, nhiệm vụ phòng, chống rửa tiền để phục vụ công tác quản lý nhà nước về phòng, chống rửa tiền trong từng thời kỳ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Xe ô tô đưa đón trẻ em mầm non phải được sơn màu gì? Tài xế lái xe ô tô đưa đón trẻ em mầm non phải có tối thiểu bao nhiêu năm kinh nghiệm?
- Lịch nghỉ tết ngân hàng HDBank 2025 chi tiết? Người đại diện theo pháp luật của tổ chức tín dụng là ai?
- Ngân hàng ACB làm việc đến ngày nào nghỉ Tết 2025? Mức trích lập dự phòng chung của tổ chức tín dụng?
- Giờ đẹp cúng rước ông bà về ăn Tết năm 2025? Cách cúng mời ông bà về ăn Tết Nguyên Đán năm 2025? Cúng rước ông bà gồm những món gì
- Mùng 4 Tết Âm lịch là ngày mấy dương lịch? Mùng 4 Tết Âm lịch là thứ mấy? Tết Âm lịch Ất Tỵ có bắn pháo hoa không?