Tổ chức tài chính khởi tạo là gì? Tổ chức tài chính khởi tạo có được tham gia vào giao dịch chuyển tiền điện tử?
- Tổ chức tài chính khởi tạo là tổ chức gì? Tổ chức tài chính khởi tạo có được tham gia vào giao dịch chuyển tiền điện tử?
- Tổ chức tài chính khởi tạo chỉ được tham gia vào giao dịch chuyển tiền điện tử khi nào?
- Nội dung báo cáo giao dịch chuyển tiền điện tử cần cung cấp thông tin gì về Tổ chức tài chính khởi tạo?
Tổ chức tài chính khởi tạo là tổ chức gì? Tổ chức tài chính khởi tạo có được tham gia vào giao dịch chuyển tiền điện tử?
Theo điểm a khoản 1 Điều 8 Thông tư 09/2023/TT-NHNN có giải thích tổ chức tài chính khởi tạo là tổ chức khởi tạo lệnh chuyển tiền điện tử và thực hiện chuyển tiền thay mặt cho người khởi tạo.
Dẫn chiếu đến khoản 1 Điều 8 Thông tư 09/2023/TT-NHNN quy định về giao dịch chuyển tiền điện tử như sau:
Giao dịch chuyển tiền điện tử
1. Tổ chức tài chính tham gia vào giao dịch chuyển tiền điện tử bao gồm:
a) Tổ chức tài chính khởi tạo là tổ chức khởi tạo lệnh chuyển tiền điện tử và thực hiện chuyển tiền thay mặt cho người khởi tạo;
b) Tổ chức tài chính trung gian là tổ chức nhận và chuyển lệnh chuyển tiền điện tử thay mặt cho tổ chức tài chính khởi tạo và tổ chức tài chính thụ hưởng hoặc thay mặt cho tổ chức tài chính trung gian khác;
c) Tổ chức tài chính thụ hưởng là tổ chức nhận lệnh chuyển tiền điện tử trực tiếp từ tổ chức tài chính khởi tạo hoặc thông qua tổ chức tài chính trung gian và thực hiện chi trả cho người thụ hưởng.
...
Như vậy, tổ chức tài chính khởi tạo là một trong những đối tượng được tham gia vào giao dịch chuyển tiền điện tử.
Tổ chức tài chính khởi tạo là gì? Tổ chức tài chính khởi tạo có được tham gia vào giao dịch chuyển tiền điện tử? (hình từ internet)
Tổ chức tài chính khởi tạo chỉ được tham gia vào giao dịch chuyển tiền điện tử khi nào?
Tại khoản 2 Điều 8 Thông tư 09/2023/TT-NHNN quy định về giao dịch chuyển tiền điện tử như sau:
Giao dịch chuyển tiền điện tử
...
2. Tổ chức tài chính trong nước là tổ chức tài chính khởi tạo trong giao dịch chuyển tiền điện tử chỉ được thực hiện giao dịch chuyển tiền điện tử khi lệnh chuyển tiền điện tử có đầy đủ, chính xác thông tin theo quy định của pháp luật về thanh toán không dùng tiền mặt và quản lý ngoại hối.
3. Tổ chức tài chính trong nước là tổ chức tài chính trung gian tham gia giao dịch chuyển tiền điện tử phải bảo đảm:
a) Có biện pháp để xác định các giao dịch chuyển tiền điện tử không đầy đủ, không chính xác thông tin theo quy định của pháp luật về thanh toán không dùng tiền mặt và quản lý ngoại hối;
b) Áp dụng các biện pháp xử lý phù hợp bao gồm từ chối hoặc tạm dừng giao dịch hoặc áp dụng các biện pháp kiểm soát sau giao dịch hoặc xem xét, báo cáo giao dịch đáng ngờ đối với các giao dịch chuyển tiền điện tử không đầy đủ, không chính xác thông tin theo quy định của pháp luật về thanh toán không dùng tiền mặt và quản lý ngoại hối.
Theo quy định này thì Tổ chức tài chính khởi tạo chỉ được được thực hiện giao dịch chuyển tiền điện tử khi lệnh chuyển tiền điện tử có đầy đủ, chính xác thông tin theo quy định của pháp luật về thanh toán không dùng tiền mặt và quản lý ngoại hối.
Nội dung báo cáo giao dịch chuyển tiền điện tử cần cung cấp thông tin gì về Tổ chức tài chính khởi tạo?
Tại Điều 9 Thông tư 09/2023/TT-NHNN quy định về chế độ báo cáo giao dịch chuyển tiền điện tử như sau:
Chế độ báo cáo giao dịch chuyển tiền điện tử
...
3. Nội dung báo cáo giao dịch chuyển tiền điện tử tối thiểu gồm các thông tin sau:
a) Thông tin về tổ chức tài chính khởi tạo và thụ hưởng bao gồm: tên giao dịch của tổ chức hoặc chi nhánh giao dịch; địa chỉ trụ sở chính (hoặc mã ngân hàng đối với giao dịch chuyển tiền điện tử trong nước, mã SWIFT đối với chuyển tiền điện tử quốc tế); quốc gia nhận và chuyển tiền;
b) Thông tin về khách hàng là cá nhân tham gia giao dịch chuyển tiền điện tử: họ và tên, ngày, tháng, năm sinh; số Chứng minh nhân dân hoặc số Căn cước công dân hoặc số định danh cá nhân hoặc số hộ chiếu; số thị thực nhập cảnh (nếu có); địa chỉ đăng ký thường trú hoặc nơi ở hiện tại khác (nếu có); quốc tịch (theo chứng từ giao dịch);
c) Thông tin về khách hàng là tổ chức tham gia giao dịch chuyển tiền điện tử: tên giao dịch đầy đủ và viết tắt (nếu có); địa chỉ trụ sở chính; số giấy phép thành lập hoặc mã số doanh nghiệp hoặc mã số thuế; quốc gia nơi đặt trụ sở chính;
d) Thông tin về giao dịch: số tài khoản (nếu có); số tiền; loại tiền; số tiền được quy đổi sang đồng Việt Nam (nếu loại tiền giao dịch là ngoại tệ); lý do, mục đích giao dịch; mã giao dịch; ngày giao dịch;
đ) Thông tin khác theo yêu cầu của Cơ quan thực hiện chức năng, nhiệm vụ phòng, chống rửa tiền để phục vụ công tác quản lý nhà nước về phòng, chống rửa tiền trong từng thời kỳ.
Như vậy, báo cáo giao dịch chuyển tiền điện tử cần cung cấp thông tin về tổ chức tài chính khởi tạo và thụ hưởng bao gồm:
- Tên giao dịch của tổ chức hoặc chi nhánh giao dịch;
- Địa chỉ trụ sở chính (hoặc mã ngân hàng đối với giao dịch chuyển tiền điện tử trong nước, mã SWIFT đối với chuyển tiền điện tử quốc tế);
- Quốc gia nhận và chuyển tiền.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hái lộc đầu xuân là gì? Hái lộc đầu năm có ý nghĩa gì? Tổ chức các Lễ hội truyền thống dịp Tết dựa trên nguyên tắc gì?
- Mấy giờ bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025? Thời gian bắn pháo hoa Tết Âm lịch 63 tỉnh thành mới nhất?
- Thời khắc đón giao thừa là gì? Nguồn gốc đêm giao thừa? Đêm giao thừa Tết Ất Tỵ có bắn pháo bông không?
- Điểm bắn pháo hoa Tết âm lịch 2025 ở Bình Dương? Thời gian bắn pháo hoa ở Bình Dương Tết âm lịch 2025 ra sao?
- Lời chúc Tết Âm lịch dành tặng cho sư thầy? Lời chúc cho sư thầy vào ngày mùng 1 Tết? Tết âm lịch có bắn pháo hoa?