Tổ chức sản xuất sản phẩm sử dụng nhãn hiệu chứng nhận sản phẩm OCOP Việt Nam mà không cần xin phép thì phải đáp ứng những điều kiện gì?
- Tổ chức sản xuất sản phẩm được sử dụng nhãn hiệu chứng nhận sản phẩm OCOP Việt Nam mà không cần xin phép thì phải đáp ứng những điều kiện gì?
- Việc sử dụng nhãn hiệu chứng nhận trên nhãn hàng hóa cho sản phẩm được chứng nhận Sản phẩm OCOP phải thực hiện như thế nào?
- Tổ chức muốn sử dụng nhãn hiệu chứng nhận Sản phẩm OCOP Việt Nam thì văn bản đề nghị đăng ký sử dụng phải đáp ứng yêu cầu về nội dung như thế nào?
Tổ chức sản xuất sản phẩm được sử dụng nhãn hiệu chứng nhận sản phẩm OCOP Việt Nam mà không cần xin phép thì phải đáp ứng những điều kiện gì?
Căn cứ tại Điều 4 Quy chế quản lý và sử dụng nhãn hiệu chứng nhận Sản phẩm OCOP Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 1162/QĐ-VPĐP-OCOP năm 2020, có quy định về điều kiện sử dụng nhãn hiệu chứng nhận như sau:
Điều kiện sử dụng nhãn hiệu chứng nhận
1. Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương cho phép các cơ quan, tổ chức và cá nhân sau được quyền sử dụng nhãn hiệu chứng nhận mà không cần sự đồng ý bằng văn bản của Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương:
a) Cơ quan, tổ chức có liên quan đến hoạt động triển khai Chương trình OCOP được quy định tại Quyết định số 490/QĐ-TTg ngày 07/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mỗi xã một sản phẩm; Quyết định số 1048/QĐ-TTg ; Quyết định số 781/QĐ-TTg .
b) Cơ quan, tổ chức và cá nhân sử dụng nhãn hiệu chứng nhận với mục đích phi lợi nhuận, nhằm tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu, nghiên cứu, đào tạo, nâng cao năng lực về Chương trình OCOP và sản phẩm OCOP Việt Nam.
2. Tổ chức, cá nhân trực tiếp sản xuất, chế biến, kinh doanh sản phẩm được sử dụng nhãn hiệu chứng nhận mà không cần xin phép khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
a) Có nhu cầu sử dụng nhãn hiệu chứng nhận;
b) Sản phẩm được công nhận OCOP từ ba (03) sao trở lên theo quy định và trong thời hạn còn hiệu lực;
c) Đảm bảo các sản phẩm được gắn nhãn hiệu chứng nhận phải đáp ứng các yêu cầu về tiêu chí, tiêu chuẩn, chất lượng theo Hồ sơ đăng ký tham gia đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP nộp các cơ quan có thẩm quyền.
d) Thực hiện đầy đủ các yêu cầu, quy định về hoạt động kiểm tra, giám sát của các cơ quan quản lý Chương trình OCOP từ Trung ương đến địa phương (nếu có).
3. Tổ chức, cá nhân không thuộc đối tượng được quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này thì phải được Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương cho phép bằng văn bản nếu có nhu cầu sử dụng nhãn hiệu chứng nhận.
Như vậy, theo quy định trên thì tổ chức sản xuất sản phẩm được sử dụng nhãn hiệu chứng nhận sản phẩm OCOP Việt Nam mà không cần xin phép thì phải đáp ứng đầy đủ những điều kiện sau:
- Có nhu cầu sử dụng nhãn hiệu chứng nhận;
- Sản phẩm được công nhận OCOP từ 03 sao trở lên theo quy định và trong thời hạn còn hiệu lực;
- Đảm bảo các sản phẩm được gắn nhãn hiệu chứng nhận phải đáp ứng các yêu cầu về tiêu chí, tiêu chuẩn, chất lượng theo Hồ sơ đăng ký tham gia đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP nộp các cơ quan có thẩm quyền.
- Thực hiện đầy đủ các yêu cầu, quy định về hoạt động kiểm tra, giám sát của các cơ quan quản lý Chương trình OCOP từ Trung ương đến địa phương (nếu có).
Chứng nhận Sản phẩm OCOP Việt Nam (Hình từ Internet)
Việc sử dụng nhãn hiệu chứng nhận trên nhãn hàng hóa cho sản phẩm được chứng nhận Sản phẩm OCOP phải thực hiện như thế nào?
Căn cứ tại Điều 6 Quy chế quản lý và sử dụng nhãn hiệu chứng nhận Sản phẩm OCOP Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 1162/QĐ-VPĐP-OCOP năm 2020, có quy định về quy định về sử dụng nhãn hiệu chứng nhận như sau:
Quy định về sử dụng nhãn hiệu chứng nhận
1. Sử dụng nhãn hiệu chứng nhận là tự nguyện, không bắt buộc đối với các tổ chức, cá nhân có sản phẩm được công nhận Sản phẩm OCOP Việt Nam.
2. Việc sử dụng nhãn hiệu chứng nhận trên nhãn hàng hóa, bao bì, phương tiện quảng bá, giới thiệu sản phẩm cho sản phẩm được chứng nhận Sản phẩm OCOP phải thực hiện theo quy định sau:
a) Sản phẩm được công nhận ba (03) sao, bốn (04) sao, năm (05) sao phải gắn số sao dưới nhãn hiệu chứng nhận, được quy định cụ thể về quy cách gắn sao tại Phụ lục số 02 kèm theo Quy chế này.
b) Nhãn hiệu chứng nhận phải được đặt ở vị trí trang trọng, dễ nhìn, dễ đọc trên nhãn hàng hóa, bao bì sản phẩm và các tài liệu, phương tiện khác liên quan.
Như vậy, theo quy định trên thì việc sử dụng nhãn hiệu chứng nhận trên nhãn hàng hóa cho sản phẩm được chứng nhận Sản phẩm OCOP phải thực hiện như sau:
- Sản phẩm được công nhận ba (03) sao, bốn (04) sao, năm (05) sao phải gắn số sao dưới nhãn hiệu chứng nhận;
- Nhãn hiệu chứng nhận phải được đặt ở vị trí trang trọng, dễ nhìn, dễ đọc trên nhãn hàng hóa, bao bì sản phẩm và các tài liệu, phương tiện khác liên quan.
Tổ chức muốn sử dụng nhãn hiệu chứng nhận Sản phẩm OCOP Việt Nam thì văn bản đề nghị đăng ký sử dụng phải đáp ứng yêu cầu về nội dung như thế nào?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 7 Quy chế quản lý và sử dụng nhãn hiệu chứng nhận Sản phẩm OCOP Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 1162/QĐ-VPĐP-OCOP năm 2020, có quy định về đăng ký và cấp quyền sử dụng nhãn hiệu chứng nhận như sau:
Đăng ký và cấp quyền sử dụng nhãn hiệu chứng nhận
1. Tổ chức, cá nhân không thuộc đối tượng được quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 4 của Quy chế này, nếu có nhu cầu sử dụng nhãn hiệu chứng nhận thì có văn bản đề nghị được sử dụng, gửi về Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương.
2. Yêu cầu về nội dung của văn bản đề nghị đăng ký sử dụng nhãn hiệu chứng nhận:
a) Thông tin về tổ chức, cá nhân đăng ký sử dụng;
b) Mục đích, nội dung sử dụng nhãn hiệu chứng nhận;
c) Cam kết sử dụng nhãn hiệu chứng nhận đúng mục đích và tuân thủ các yêu cầu, quy định về sử dụng nhãn hiệu chứng nhận.
3. Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương xem xét, đánh giá điều kiện (nếu cần) cho phép tổ chức, cá nhân sử dụng nhãn hiệu chứng nhận nếu đủ điều kiện.
Như vậy, theo quy định trên thì tổ chức muốn sử dụng nhãn hiệu chứng nhận Sản phẩm OCOP Việt Nam thì văn bản đề nghị đăng ký sử dụng phải đáp ứng yêu cầu về nội dung như sau:
- Thông tin về tổ chức, cá nhân đăng ký sử dụng;
- Mục đích, nội dung sử dụng nhãn hiệu chứng nhận;
- Cam kết sử dụng nhãn hiệu chứng nhận đúng mục đích và tuân thủ các yêu cầu, quy định về sử dụng nhãn hiệu chứng nhận.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Quy chế làm việc của trường Tiểu học mới nhất? Tải về file word Mẫu Quy chế làm việc của trường Tiểu học?
- Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm (2021-2030) nêu quan điểm chủ động, kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền thế nào?
- Mẫu bảng thanh toán tiền thưởng theo Thông tư 200 và Thông tư 133 mới nhất? Hướng dẫn ghi bảng thanh toán tiền thưởng?
- Thuế quan là gì? Quyết định và công bố lượng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu được quy định thế nào?
- Mẫu bản tự nhận xét đánh giá của cán bộ công chức mới nhất? Mục đích của việc đánh giá cán bộ công chức là gì?