Tổ chức phối hợp liên ngành giúp Thủ tướng Chính phủ thực hiện chức năng gì? Có thực hiện chức năng quản lý nhà nước không?
Tổ chức phối hợp liên ngành giúp Thủ tướng Chính phủ thực hiện chức năng gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Quyết định 23/2023/QĐ-TTg (Có hiệu lực từ 10/12/2023), Tổ chức phối hợp liên ngành giúp Thủ tướng Chính phủ nghiên cứu, chỉ đạo, phối hợp giải quyết những công việc quan trọng, liên ngành.
Trước đây, theo quy định tại Điều 3 Quy chế thành lập, tổ chức và hoạt động của tổ chức phối hợp liên ngành ban hành kèm theo Quyết định 34/2007/QĐ-TTg (Hết hiệu lực từ 10/12/2023) như sau:
Chức năng
Tổ chức phối hợp liên ngành giúp Thủ tướng Chính phủ nghiên cứu, chỉ đạo, phối hợp giải quyết những công việc quan trọng, liên ngành.
Theo quy định nêu trên thì tổ chức phối hợp liên ngành giúp Thủ tướng Chính phủ nghiên cứu, chỉ đạo, phối hợp giải quyết những công việc quan trọng, liên ngành.
Tổ chức phối hợp liên ngành có thực hiện chức năng quản lý nhà nước không?
Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Tổ chức phối hợp liên ngành được quy định theo Điều 4 Quyết định 23/2023/QĐ-TTg (Có hiệu lực từ 10/12/2023) như sau:
Nguyên tắc tổ chức và hoạt động
1. Việc thành lập, tổ chức và hoạt động, tổ chức lại, giải thể tổ chức phối hợp liên ngành được thực hiện theo quy định của Quyết định này.
2. Tổ chức phối hợp liên ngành không thực hiện chức năng quản lý nhà nước.
3. Tổ chức phối hợp liên ngành không có con dấu hình Quốc huy.
Theo quy định nêu trên thì Tổ chức phối hợp liên ngành không thực hiện chức năng quản lý nhà nước.
Trước đây, theo khoản 2 Điều 4 Quy chế thành lập, tổ chức và hoạt động của tổ chức phối hợp liên ngành ban hành kèm theo Quyết định 34/2007/QĐ-TTg (Hết hiệu lực từ 10/12/2023) như sau:
Nguyên tắc tổ chức và hoạt động
1. Việc thành lập, tổ chức và hoạt động, sáp nhập, giải thể tổ chức phối hợp liên ngành được thực hiện theo quy định của Quy chế này.
2. Tổ chức phối hợp liên ngành không thực hiện chức năng quản lý nhà nước.
3. Tổ chức phối hợp liên ngành không có con dấu hình quốc huy riêng, trừ trường hợp đặc biệt theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Căn cứ vào tính chất, nội dung của nhiệm vụ cần được giải quyết, Thủ tướng Chính phủ quyết định là người đứng đầu tổ chức phối hợp liên ngành khi xét thấy thật sự cần thiết hoặc phân công Phó Thủ tướng Chính phủ. Đối với các trường hợp khác, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ là người đứng đầu tổ chức phối hợp liên ngành.
Theo quy định nêu trên thì Tổ chức phối hợp liên ngành không thực hiện chức năng quản lý nhà nước.
Ngoài ra, căn cứ vào tính chất, nội dung của nhiệm vụ cần được giải quyết, Thủ tướng Chính phủ quyết định là người đứng đầu tổ chức phối hợp liên ngành khi xét thấy thật sự cần thiết hoặc phân công Phó Thủ tướng Chính phủ.
Đối với các trường hợp khác, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ là người đứng đầu tổ chức phối hợp liên ngành.
Tổ chức phối hợp liên ngành giúp Thủ tướng Chính phủ thực hiện chức năng gì? Có thực hiện chức năng quản lý nhà nước không? (Hình từ Internet)
Người đứng đầu Tổ chức phối hợp liên ngành có các quyền hạn, trách nhiệm thế nào?
Người đứng đầu Tổ chức phối hợp liên ngành có các quyền hạn, trách nhiệm được quy định tại Điều 16 Quyết định 23/2023/QĐ-TTg (Có hiệu lực từ 10/12/2023) như sau:
Trách nhiệm của người đứng đầu tổ chức phối hợp liên ngành
1. Người đứng đầu tổ chức phối hợp liên ngành có trách nhiệm ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động.
2. Người đứng đầu tổ chức phối hợp liên ngành là Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ có trách nhiệm sau:
a) Chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện nhiệm vụ được giao;
b) Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của tổ chức phối hợp liên ngành;
c) Điều hành, phân công nhiệm vụ cho các thành viên;
d) Triệu tập, chủ trì các cuộc họp của tổ chức phối hợp liên ngành;
đ) Điều động, trưng tập chuyên gia.
3. Tổ chức phối hợp liên ngành do Thủ tướng Chính phủ đứng đầu thì người đứng đầu bộ, cơ quan ngang bộ được giao làm nhiệm vụ cơ quan thường trực thực hiện trách nhiệm quy định tại các điểm b, c, d, đ khoản 2 Điều này.
Trước đây, theo Điều 16 Quy chế thành lập, tổ chức và hoạt động của tổ chức phối hợp liên ngành ban hành kèm theo Quyết định 34/2007/QĐ-TTg (Hết hiệu lực từ 10/12/2023) như sau:
Quyền hạn, trách nhiệm của người đứng đầu tổ chức phối hợp liên ngành
1. Người đứng đầu tổ chức phối hợp liên ngành là Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ có quyền hạn, trách nhiệm sau đây:
a) Chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện nhiệm vụ được giao;
b) Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của tổ chức phối hợp liên ngành;
c) Điều hành, phân công nhiệm vụ cho các thành viên;
d) Triệu tập, chủ trì các cuộc họp của tổ chức phối hợp liên ngành;
đ) Điều động, trưng tập chuyên gia;
e) Ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của tổ chức phối hợp liên ngành;
g) Thực hiện chế độ báo cáo về tổ chức và hoạt động của tổ chức phối hợp liên ngành;
h) Bảo quản hồ sơ, tài liệu của tổ chức phối hợp liên ngành theo quy định của pháp luật;
i) Quản lý kinh phí, cơ sở vật chất, phương tiện làm việc được trang bị theo quy định của pháp luật.
2. Tổ chức phối hợp liên ngành do Thủ tướng Chính phủ đứng đầu thì thủ trưởng cơ quan được giao làm nhiệm vụ thường trực có nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại các điểm b, c, d, đ, e, g, h, i khoản 1 Điều này.
Căn cứ trên quy định người đứng đầu Tổ chức phối hợp liên ngành có các quyền hạn, trách nhiệm như sau:
- Người đứng đầu tổ chức phối hợp liên ngành là Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ có quyền hạn, trách nhiệm sau đây:
+ Chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện nhiệm vụ được giao;
+ Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của tổ chức phối hợp liên ngành;
+ Điều hành, phân công nhiệm vụ cho các thành viên;
+ Triệu tập, chủ trì các cuộc họp của tổ chức phối hợp liên ngành;
+ Điều động, trưng tập chuyên gia;
+ Ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của tổ chức phối hợp liên ngành;
+ Thực hiện chế độ báo cáo về tổ chức và hoạt động của tổ chức phối hợp liên ngành;
+ Bảo quản hồ sơ, tài liệu của tổ chức phối hợp liên ngành theo quy định của pháp luật;
+ Quản lý kinh phí, cơ sở vật chất, phương tiện làm việc được trang bị theo quy định của pháp luật.
- Tổ chức phối hợp liên ngành do Thủ tướng Chính phủ đứng đầu thì thủ trưởng cơ quan được giao làm nhiệm vụ thường trực có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
+ Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của tổ chức phối hợp liên ngành;
+ Điều hành, phân công nhiệm vụ cho các thành viên;
+ Triệu tập, chủ trì các cuộc họp của tổ chức phối hợp liên ngành;
+ Điều động, trưng tập chuyên gia;
+ Ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của tổ chức phối hợp liên ngành;
+ Thực hiện chế độ báo cáo về tổ chức và hoạt động của tổ chức phối hợp liên ngành;
+ Bảo quản hồ sơ, tài liệu của tổ chức phối hợp liên ngành theo quy định của pháp luật;
+ Quản lý kinh phí, cơ sở vật chất, phương tiện làm việc được trang bị theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chở quá số người quy định thì phạt chủ xe hay tài xế xe khách? Có bị trừ điểm GPLX theo Nghị định 168?
- Đất khu vui chơi giải trí công cộng là đất gì? Có thu tiền sử dụng đất đối với đất khu vui chơi giải trí công cộng không nhằm mục đích kinh doanh?
- Giấy phép hoạt động phương tiện giao thông thông minh 2025 mới nhất? Phương tiện giao thông thông minh là gì?
- Chế phẩm sinh học dùng trong thú y là gì? Hồ sơ đăng ký lưu hành thuốc thú y mới dạng chế phẩm sinh học gồm những gì?
- Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về việc đọc sách lớp 9? Yêu cầu cần đạt về đọc hiểu của học sinh lớp 9 là gì?