Tổ chức phối hợp liên ngành do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ đứng đầu được thành lập khi có đủ các điều kiện gì?
- Tổ chức phối hợp liên ngành do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ đứng đầu được thành lập khi có đủ các điều kiện gì?
- Cơ quan nào có trách nhiệm thẩm định việc thành lập tổ chức phối hợp liên ngành do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ đứng đầu?
- Thủ tục trình thành lập tổ chức phối hợp liên ngành do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ đứng đầu ra sao?
Tổ chức phối hợp liên ngành do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ đứng đầu được thành lập khi có đủ các điều kiện gì?
Theo Điều 5 Quy chế thành lập, tổ chức và hoạt động của tổ chức phối hợp liên ngành ban hành kèm theo Quyết định 34/2007/QĐ-TTg quy định như sau:
Điều kiện thành lập
Tổ chức phối hợp liên ngành được thành lập theo các điều kiện sau đây:
1. Theo quy định của luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, quyết định của Chủ tịch nước, nghị quyết, nghị định của Chính phủ;
2. Khi giải quyết những công việc liên quan đến chủ quyền quốc gia, biên giới lãnh thổ, đối ngoại, quốc phòng, an ninh, huy động nguồn lực lớn, các công trình trọng điểm quốc gia, những vấn đề quan trọng có tính liên ngành liên quan đến trách nhiệm của nhiều Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ mà trong quá trình phối hợp xử lý còn có những ý kiến khác nhau;
3. Khi xẩy ra những vấn đề đột xuất, các sự cố nghiêm trọng như thiên tai, dịch bệnh, tai nạn vượt quá khả năng giải quyết của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cần tập trung giải quyết trong thời gian nhất định.
Căn cứ trên quy định Tổ chức phối hợp liên ngành do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ đứng đầu được thành lập khi có đủ các điều kiện sau đây:
- Theo quy định của luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, quyết định của Chủ tịch nước, nghị quyết, nghị định của Chính phủ;
- Khi giải quyết những công việc liên quan đến chủ quyền quốc gia, biên giới lãnh thổ, đối ngoại, quốc phòng, an ninh, huy động nguồn lực lớn, các công trình trọng điểm quốc gia, những vấn đề quan trọng có tính liên ngành liên quan đến trách nhiệm của nhiều Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ mà trong quá trình phối hợp xử lý còn có những ý kiến khác nhau;
- Khi xẩy ra những vấn đề đột xuất, các sự cố nghiêm trọng như thiên tai, dịch bệnh, tai nạn vượt quá khả năng giải quyết của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cần tập trung giải quyết trong thời gian nhất định.
Tổ chức phối hợp liên ngành do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ đứng đầu được thành lập khi có đủ các điều kiện gì? (Hình từ Internet)
Cơ quan nào có trách nhiệm thẩm định việc thành lập tổ chức phối hợp liên ngành do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ đứng đầu?
Cơ quan nào có trách nhiệm thẩm định việc thành lập tổ chức phối hợp liên ngành do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ đứng đầu, thì theo Điều 9 Quyết định 23/2023/QĐ-TTg (Có hiệu lực từ ngày 10/12/2023) như sau:
Thẩm định thành lập tổ chức phối hợp liên ngành
1. Bộ Nội vụ có trách nhiệm thẩm định việc thành lập tổ chức phối hợp liên ngành trong thời hạn từ 01 đến 03 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ theo quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Bộ, cơ quan ngang bộ đề xuất thành lập tổ chức phối hợp liên ngành gửi hồ sơ đến Bộ Nội vụ để thẩm định. Hồ sơ gửi thẩm định gồm:
a) Tờ trình về việc thành lập tổ chức phối hợp liên ngành, trong đó nêu rõ sự cần thiết, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, dự kiến thành phần, cơ quan thường trực và thời hạn hoạt động của tổ chức phối hợp liên ngành;
b) Dự thảo Quyết định thành lập;
c) Dự thảo Quy chế tổ chức và hoạt động, trong đó nêu rõ nguyên tắc tổ chức và hoạt động, chế độ làm việc và mối quan hệ công tác, trách nhiệm của người đứng đầu và thành viên tổ chức phối hợp liên ngành, nhiệm vụ của cơ quan thường trực, chế độ thông tin, báo cáo;
d) Ý kiến bằng văn bản của các cơ quan, tổ chức có liên quan;
đ) Báo cáo tiếp thu, giải trình ý kiến của các cơ quan, tổ chức có liên quan.
Như vậy, cơ quan có trách nhiệm thẩm định việc thành lập tổ chức phối hợp liên ngành do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ đứng đầu là Bộ Nội vụ.
Trước đây, theo Điều 9 Quy chế thành lập, tổ chức và hoạt động của tổ chức phối hợp liên ngành ban hành kèm theo Quyết định 34/2007/QĐ-TTg (Hết hiệu lực từ ngày 10/12/2023) quy định như sau:
Thẩm định đề án thành lập tổ chức phối hợp liên ngành
1. Bộ Nội vụ có trách nhiệm thẩm định việc thành lập tổ chức phối hợp liên ngành.
2. Cơ quan đề xuất thành lập tổ chức phối hợp liên ngành gửi hồ sơ đến Bộ Nội vụ để thẩm định. Hồ sơ gửi thẩm định gồm:
a) Tờ trình về việc thành lập tổ chức phối hợp liên ngành, trong đó nêu rõ sự cần thiết, dự kiến thành phần, nhiệm vụ và thời hạn hoạt động;
b) Dự thảo Quy chế tổ chức và hoạt động;
c) Ý kiến bằng văn bản của các cơ quan, tổ chức có liên quan.
Theo quy định nêu trên thì Bộ Nội vụ có trách nhiệm thẩm định việc thành lập tổ chức phối hợp liên ngành do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ đứng đầu.
Cơ quan đề xuất thành lập tổ chức phối hợp liên ngành gửi hồ sơ đến Bộ Nội vụ để thẩm định. Hồ sơ gửi thẩm định gồm:
- Tờ trình về việc thành lập tổ chức phối hợp liên ngành, trong đó nêu rõ sự cần thiết, dự kiến thành phần, nhiệm vụ và thời hạn hoạt động;
- Dự thảo Quy chế tổ chức và hoạt động;
- Ý kiến bằng văn bản của các cơ quan, tổ chức có liên quan.
Thủ tục trình thành lập tổ chức phối hợp liên ngành do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ đứng đầu ra sao?
Thủ tục trình thành lập tổ chức phối hợp liên ngành do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ đứng đầu được quy định tại Điều 10 Quyết định 23/2023/QĐ-TTg (Có hiệu lực từ ngày 10/12/2023) như sau:
Thủ tục trình thành lập tổ chức phối hợp liên ngành
1. Bộ, cơ quan ngang bộ trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định thành lập tổ chức phối hợp liên ngành.
2. Hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ bao gồm:
a) Các tài liệu quy định tại khoản 2 Điều 9 Quyết định này;
b) Ý kiến thẩm định bằng văn bản của Bộ Nội vụ; báo cáo tiếp thu, giải trình ý kiến thẩm định.
Như vậy, thủ tục trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định thành lập tổ chức phối hợp liên ngành do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ đứng đầu một bộ hồ sơ gồm:
- Tờ trình về việc thành lập tổ chức phối hợp liên ngành, trong đó nêu rõ sự cần thiết, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, dự kiến thành phần, cơ quan thường trực và thời hạn hoạt động của tổ chức phối hợp liên ngành;
- Dự thảo Quyết định thành lập;
- Dự thảo Quy chế tổ chức và hoạt động, trong đó nêu rõ nguyên tắc tổ chức và hoạt động, chế độ làm việc và mối quan hệ công tác, trách nhiệm của người đứng đầu và thành viên tổ chức phối hợp liên ngành, nhiệm vụ của cơ quan thường trực, chế độ thông tin, báo cáo;
- Ý kiến bằng văn bản của các cơ quan, tổ chức có liên quan;
- Báo cáo tiếp thu, giải trình ý kiến của các cơ quan, tổ chức có liên quan.
- Ý kiến thẩm định bằng văn bản của Bộ Nội vụ; báo cáo tiếp thu, giải trình ý kiến thẩm định.
Trước đây, theo Điều 10 Quy chế thành lập, tổ chức và hoạt động của tổ chức phối hợp liên ngành ban hành kèm theo Quyết định 34/2007/QĐ-TTg (Hết hiệu lực từ ngày 10/12/2023) quy định thủ tục trình thành lập tổ chức phối hợp liên ngành do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ đứng đầu được thực hiện như sau:
Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ gửi hồ sơ đến Văn phòng Chính phủ để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định thành lập tổ chức phối hợp liên ngành kèm theo ý kiến thẩm định bằng văn bản của Bộ Nội vụ.
Sau đó, theo Điều 11 Quy chế thành lập, tổ chức và hoạt động của tổ chức phối hợp liên ngành ban hành kèm theo Quyết định 34/2007/QĐ-TTg quy định Văn phòng Chính phủ trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định việc thành lập tổ chức phối hợp liên ngành sau khi nhận được đầy đủ hồ sơ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tiêu chuẩn tặng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng trong công tác thi đua khen thưởng theo Thông tư 93?
- Mẫu Kinh nghiệm thực hiện dự án của nhà đầu tư thuộc E HSMST dự án PPP theo Thông tư 15 mới nhất?
- Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nhà báo Việt Nam có nhiệm kỳ bao lâu? Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nhà báo biểu quyết bằng hình thức nào?
- Xúi giục, đe dọa người khác phá thai bị xử lý như thế nào? Pháp luật có cấm phá thai hay không?
- Năm cá nhân số 3 năm 2025 có ý nghĩa gì? Cách tính năm cá nhân 2025 theo thần số học chi tiết?