Tổ chức phát hành nước ngoài thay đổi tổ chức tín dụng được phép mở tài khoản vốn phát hành chứng khoán thì có cần phải đóng tài khoản đã mở không?
- Tổ chức phát hành nước ngoài thay đổi tổ chức tín dụng được phép mở tài khoản vốn phát hành chứng khoán thì có cần phải đóng tài khoản đã mở không?
- Tổ chức tín dụng được phép có trách nhiệm gì khi mở và sử dụng tài khoản vốn phát hành chứng khoán của tổ chức phát hành nước ngoài?
- Tổ chức tín dụng được phép phải thực hiện phong tỏa toàn bộ số tiền thu được từ đợt chào bán chứng khoán của tổ chức phát hành nước ngoài đến khi nào?
Tổ chức phát hành nước ngoài thay đổi tổ chức tín dụng được phép mở tài khoản vốn phát hành chứng khoán thì có cần phải đóng tài khoản đã mở không?
Tổ chức phát hành nước ngoài thay đổi tổ chức tín dụng được phép mở tài khoản vốn phát hành chứng khoán thì có cần phải đóng tài khoản đã mở không, thì theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Thông tư 40/2015/TT-NHNN như sau:
Mở, đóng tài khoản vốn phát hành chứng khoán
1. Sau khi được phép phát hành chứng khoán tại Việt Nam, tổ chức phát hành nước ngoài phải mở tài khoản vốn phát hành chứng khoán để thực hiện các giao dịch thu, chi theo quy định tại Điều 6 Thông tư này.
2. Trường hợp thay đổi tổ chức tín dụng được phép mở tài khoản vốn phát hành chứng khoán, tổ chức phát hành nước ngoài phải đóng tài khoản vốn phát hành chứng khoán đã mở, chuyển toàn bộ số dư trên tài khoản này sang tài khoản tài khoản vốn phát hành chứng khoán mở tại tổ chức tín dụng được phép khác.
3. Thủ tục mở, đóng tài khoản vốn phát hành chứng khoán thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về việc mở và sử dụng tài khoản thanh toán tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.
Như vậy, theo quy định trên thì tổ chức phát hành nước ngoài thay đổi tổ chức tín dụng được phép mở tài khoản vốn phát hành chứng khoán thì phải đóng tài khoản vốn phát hành chứng khoán đã mở, chuyển toàn bộ số dư trên tài khoản này sang tài khoản tài khoản vốn phát hành chứng khoán mở tại tổ chức tín dụng được phép khác.
Tổ chức phát hành nước ngoài thay đổi tổ chức tín dụng được phép mở tài khoản vốn phát hành chứng khoán thì có cần phải đóng tài khoản đã mở không? (Hình từ Internet)
Tổ chức tín dụng được phép có trách nhiệm gì khi mở và sử dụng tài khoản vốn phát hành chứng khoán của tổ chức phát hành nước ngoài?
Căn cứ tại Điều 8 Thông tư 40/2015/TT-NHNN đối với mở và sử dụng tài khoản vốn phát hành chứng khoán của tổ chức phát hành nước ngoài thì tổ chức tín dụng được phép có các trách nhiệm sau:
- Yêu cầu tổ chức phát hành nước ngoài cung cấp các tài liệu, chứng từ liên quan đến hoạt động phát hành chứng khoán tại Việt Nam khi mở và sử dụng tài khoản vốn phát hành chứng khoán.
- Thực hiện phong tỏa, chấm dứt phong tỏa tài khoản vốn phát hành chứng khoán đối với toàn bộ số tiền thu được từ đợt chào bán chứng khoán của tổ chức phát hành nước ngoài theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư 40/2015/TT-NHNN.
- Hướng dẫn tổ chức phát hành nước ngoài thực hiện các thủ tục mở, đóng tài khoản vốn phát hành chứng khoán và thực hiện các giao dịch thu, chi trên tài khoản này theo quy định tại Thông tư này.
- Kiểm tra và lưu giữ các tài liệu, chứng từ liên quan đến các giao dịch thu, chi được thực hiện trên tài khoản vốn phát hành chứng khoán để đảm bảo việc cung ứng dịch vụ được thực hiện đúng mục đích và phù hợp với quy định của pháp luật.
- Thực hiện chế độ báo cáo theo quy định tại Điều 9 Thông tư 40/2015/TT-NHNN.
Tổ chức tín dụng được phép phải thực hiện phong tỏa toàn bộ số tiền thu được từ đợt chào bán chứng khoán của tổ chức phát hành nước ngoài đến khi nào?
Tổ chức tín dụng được phép phải thực hiện phong tỏa toàn bộ số tiền thu được từ đợt chào bán chứng khoán của tổ chức phát hành nước ngoài theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư 40/2015/TT-NHNN như sau:
Nguyên tắc mở và sử dụng tài khoản vốn phát hành chứng khoán
1. Tổ chức phát hành nước ngoài phải mở 01 (một) tài khoản vốn phát hành chứng khoán để thực hiện phát hành chứng khoán cho 01 (một) dự án đầu tư tại Việt Nam. Trường hợp được phép phát hành chứng khoán cho nhiều dự án đầu tư tại Việt Nam, đối với mỗi dự án, tổ chức phát hành nước ngoài phải mở 01 (một) tài khoản vốn phát hành chứng khoán.
2. Toàn bộ số tiền thu được từ đợt chào bán chứng khoán phải chuyển vào tài khoản vốn phát hành chứng khoán. Tổ chức tín dụng được phép phải thực hiện phong tỏa toàn bộ số tiền thu được từ đợt chào bán chứng khoán của tổ chức phát hành nước ngoài cho đến khi nhận được yêu cầu của tổ chức phát hành nước ngoài về việc chấm dứt phong tỏa số tiền thu được từ đợt chào bán chứng khoán kèm theo thông báo xác nhận kết quả chào bán chứng khoán từ Ủy ban Chứng khoán Nhà nước theo quy định của pháp luật về chứng khoán.
3. Sau khi chấm dứt việc phong tỏa theo quy định tại khoản 2 Điều này, tổ chức phát hành nước ngoài được sử dụng toàn bộ số tiền thu được từ đợt chào bán chứng khoán để thực hiện các giao dịch chi theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Thông tư này.
Như vậy, theo quy định trên thì tổ chức tín dụng được phép phải thực hiện phong tỏa toàn bộ số tiền thu được từ đợt chào bán chứng khoán của tổ chức phát hành nước ngoài cho đến khi nhận được yêu cầu của tổ chức phát hành nước ngoài về việc chấm dứt phong tỏa số tiền thu được từ đợt chào bán chứng khoán kèm theo thông báo xác nhận kết quả chào bán chứng khoán từ Ủy ban Chứng khoán Nhà nước theo quy định của pháp luật về chứng khoán.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tốt nghiệp trung cấp có được vào dân quân tự vệ? Độ tuổi thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ giữa nam và nữ có gì khác?
- Quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất phải được thi hành trong thời hạn bao lâu?
- Mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể lãnh đạo quản lý trong hệ thống chính trị? Nội dung kiểm điểm cuối năm của tập thể lãnh đạo quản lý gồm?
- Hướng dẫn cách viết 03 mẫu bản kiểm điểm đảng viên cuối năm chuẩn Hướng dẫn 25 và Hướng dẫn 12 chi tiết nhất?
- Tải về mẫu biên bản phiên tòa hình sự sơ thẩm mới nhất hiện nay? Hướng dẫn viết biên bản phiên tòa hình sự sơ thẩm?