Tổ chức pháp chế ở doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng thực hiện chức năng gì? Có những nhiệm vụ và quyền hạn nào?
Tổ chức pháp chế ở doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng thực hiện chức năng gì?
Chức năng của các tổ chức phảp chế ở doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng được quy định tại khoản 3 Điều 3 Thông tư 79/2013/TT-BQP như sau:
Vị trí, chức năng
...
3. Tổ chức pháp chế (cán bộ hoặc nhân viên pháp chế) ở doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng có chức năng (chức trách) tham mưu, tư vấn cho Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị, Chủ tịch công ty, Tổng giám đốc, Giám đốc doanh nghiệp về tổ chức thực hiện công tác pháp chế và những vấn đề pháp lý liên quan đến tổ chức, quản lý và hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
...
Theo đó, tổ chức pháp chế ở doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng có chức năng tham mưu, tư vấn cho Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị, Chủ tịch công ty, Tổng giám đốc, Giám đốc doanh nghiệp về tổ chức thực hiện công tác pháp chế và những vấn đề pháp lý liên quan đến tổ chức, quản lý và hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
Tổ chức pháp chế ở doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng thực hiện chức năng gì? Có những nhiệm vụ và quyền hạn gì? (Hình từ internet)
Tổ chức pháp chế ở doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng có những nhiệm vụ và quyền hạn gì?
Nhiệm vụ và quyền hạn của tổ chức pháp chế ở doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng được quy định tại Điều 21 Thông tư 79/2013/TT-BQP như sau:
- Chủ trì, phối hợp với các bộ phận liên quan tư vấn, giúp Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị, Chủ tịch công ty, Tổng giám đốc, Giám đốc doanh nghiệp trong việc xây dựng, sửa đổi, bổ sung điều lệ của doanh nghiệp; xây dựng và ban hành nội quy, quy chế của doanh nghiệp; kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc sửa đổi, bổ sung văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
- Chủ trì hoặc tham gia soạn thảo các loại mẫu hợp đồng; có ý kiến về mặt pháp lý và thẩm định dự thảo hợp đồng do các bộ phận khác của doanh nghiệp soạn thảo trước khi trình Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị, Chủ tịch công ty, Tổng giám đốc, Giám đốc doanh nghiệp; tham gia đàm phán, ký kết hợp đồng.
- Chủ trì, phối hợp các bộ phận liên quan giúp Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị, Chủ tịch công ty, Tổng giám đốc, Giám đốc doanh nghiệp góp ý đối với dự thảo văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan, tổ chức gửi xin ý kiến; tổng kết, đánh giá pháp luật liên quan đến lĩnh vực sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
- Chủ trì, phối hợp với các tổ chức đoàn thể của doanh nghiệp phổ biến, giáo dục pháp luật, điều lệ, nội quy, quy chế của doanh nghiệp cho người lao động.
- Chủ trì, phối hợp với các bộ phận liên quan giúp Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị, Chủ tịch công ty, Tổng giám đốc, Giám đốc doanh nghiệp theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện pháp luật, điều lệ, nội quy, quy chế của doanh nghiệp; tổng kết, đánh giá thực trạng hiểu biết pháp luật, ý thức chấp hành pháp luật của người lao động trong doanh nghiệp.
- Tư vấn hoặc tham mưu việc thuê tư vấn pháp luật đối với các vấn đề liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, đánh giá rủi ro môi trường đầu tư, kinh doanh đối với các dự án đầu tư của doanh nghiệp ra nước ngoài; có ý kiến về mặt pháp lý đối với các quyết định về tổ chức, quản lý của doanh nghiệp.
- Chủ trì, phối hợp với các bộ phận liên quan giúp Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị, Chủ tịch công ty, Tổng giám đốc, Giám đốc doanh nghiệp tham gia giải quyết tranh chấp để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp và của người lao động; tham gia tố tụng hoặc tham mưu thuê luật sư tham gia tố tụng với tư cách người đại diện theo ủy quyền của Chủ tịch công ty, Tổng giám đốc, Giám đốc doanh nghiệp để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị, Chủ tịch công ty, Tổng giám đốc, Giám đốc doanh nghiệp giao.
Tổ chức pháp chế ở các doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng có quan hệ gì với Vụ Pháp chế Bộ Quốc Phòng?
Quan hệ công tác giữa các tổ chức pháp chế ở các doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng và Vụ Pháp chế Bộ Quốc Phòng được quy định tại Điều 24 Thông tư 79/2013/TT-BQP như sau:
Tổ chức pháp chế ở các doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng
1. Với cấp ủy, Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị, Chủ tịch công ty, Tổng giám đốc, Ban Giám đốc doanh nghiệp là quan hệ phục tùng sự lãnh đạo, chỉ huy về mọi mặt.
2. Với Vụ Pháp chế Bộ Quốc phòng, chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ trong công tác pháp chế.
3. Với các cơ quan, đơn vị là quan hệ phối hợp, hiệp đồng để thực hiện nhiệm vụ về công tác pháp chế doanh nghiệp.
Theo đó, tổ chức pháp chế ở các doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ trong công tác pháp chế của Vụ Pháp chế Bộ Quốc phòng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kịch bản tổng kết chi bộ thôn cuối năm 2024 ngắn gọn, ý nghĩa? Kịch bản chương trình Hội nghị tổng kết chi bộ thôn?
- Mức thanh toán khoán tiền công tác phí theo tháng đối với cán bộ cấp xã là bao nhiêu? Điều kiện để được thanh toán công tác phí?
- Cấp định danh cho doanh nghiệp, hợp tác xã đến 30/6/2025 phấn đấu đạt bao nhiêu phần trăm?
- Tổ chức mua bán nợ xấu có được chuyển khoản nợ xấu đã mua bằng trái phiếu đặc biệt thành khoản nợ xấu mua theo giá thị trường không?
- Công văn 9582 về cấp định danh tổ chức cho doanh nghiệp, hợp tác xã như thế nào? Xem toàn văn Công văn 9582 ở đâu?