Tổ chức nào không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi? Nguyên tắc bảo hiểm tiền gửi là gì theo quy định?
- Tổ chức nào không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi? Nguyên tắc bảo hiểm tiền gửi là gì?
- Tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi được tổ chức bảo hiểm tiền gửi ủy quyền chi trả tiền bảo hiểm phải có mạng lưới thế nào?
- Người được bảo hiểm tiền gửi có khoản nợ tại tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi thì số tiền gửi được bảo hiểm được xác định thế nào?
Tổ chức nào không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi? Nguyên tắc bảo hiểm tiền gửi là gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Nghị định 68/2013/NĐ-CP về tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi như sau:
Tổ chức tham gia bảo hiềm tiền gửi
1. Tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi là các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được nhận tiền gửi của cá nhân, bao gồm ngân hàng thương mại, ngân hàng hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân và chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng.
2. Tổ chức tài chính vi mô phải tham gia bảo hiểm tiền gửi đối với tiền gửi của cá nhân bao gồm cả tiền gửi tự nguyện của khách hàng tài chính vi mô, trừ tiền gửi tiết kiệm bắt buộc theo quy định của tổ chức tài chính vi mô.
3. Ngân hàng chính sách không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi.
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì ngân hàng chính sách không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi.
Theo đó, nguyên tắc bảo hiểm tiền gửi được quy định tại Điều 5 Luật Bảo hiểm tiền gửi 2012 như sau:
- Bảo hiểm tiền gửi là loại hình bảo hiểm bắt buộc theo quy định của Luật Bảo hiểm tiền gửi 2012.
- Hoạt động bảo hiểm tiền gửi phải công khai, minh bạch, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người được bảo hiểm tiền gửi, tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi, tổ chức bảo hiểm tiền gửi.
Tổ chức nào không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi? Nguyên tắc bảo hiểm tiền gửi là gì? (Hình từ Internet)
Tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi được tổ chức bảo hiểm tiền gửi ủy quyền chi trả tiền bảo hiểm phải có mạng lưới thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 12 Nghị định 68/2013/NĐ-CP về ủy quyền trả tiền bảo hiểm như sau:
Ủy quyền trả tiền bảo hiểm
1. Tổ chức bảo hiểm tiền gửi được ủy quyền cho tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi chi trả số tiền bảo hiểm cho người được bảo hiểm tiền gửi. Việc ủy quyền phải thông qua hợp đồng ủy quyền trả tiền bảo hiểm theo đúng quy định của pháp luật.
2. Nội dung hợp đồng ủy quyền phải nêu rõ trách nhiệm của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi trong việc sử dụng số tiền do tổ chức bảo hiểm tiền gửi chuyển để chi trả đúng thời hạn, đúng số lượng, đúng đối tượng được trả tiền bảo hiểm.
3. Tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi được tổ chức bảo hiểm tiền gửi ủy quyền chi trả tiền bảo hiểm phải đáp ứng các điều kiện:
a) Tuân thủ các hạn chế để bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng trong thời gian tối thiểu 6 tháng gần nhất trước thời điểm chi trả tiền bảo hiểm;
b) Có mạng lưới đặt ở địa điểm thích hợp cho việc chi trả tiền bảo hiểm.
Như vậy, tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi được tổ chức bảo hiểm tiền gửi ủy quyền chi trả tiền bảo hiểm phải có mạng lưới đặt ở địa điểm thích hợp cho việc chi trả tiền bảo hiểm.
Người được bảo hiểm tiền gửi có khoản nợ tại tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi thì số tiền gửi được bảo hiểm được xác định thế nào?
Căn cứ vào Điều 25 Luật Bảo hiểm tiền gửi 2012 có quy định như sau:
Số tiền bảo hiểm được trả
1. Số tiền bảo hiểm được trả cho tất cả các khoản tiền gửi được bảo hiểm của một người tại một tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi bao gồm tiền gốc và tiền lãi, tối đa bằng hạn mức trả tiền bảo hiểm quy định tại Điều 24 của Luật này.
2. Số tiền bảo hiểm được trả trong trường hợp nhiều người sở hữu chung tiền gửi được bảo hiểm tiền gửi được quy định như sau:
a) Số tiền bảo hiểm được trả cho tất cả các khoản tiền gửi được bảo hiểm của nhiều người sở hữu chung tại một tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi bao gồm tiền gốc và tiền lãi, tối đa bằng hạn mức trả tiền bảo hiểm cho một người quy định tại Điều 24 của Luật này. Số tiền bảo hiểm được trả sẽ được chia theo thỏa thuận của các đồng chủ sở hữu; trường hợp giữa các đồng chủ sở hữu không có thỏa thuận hoặc không thỏa thuận được thì giải quyết theo quy định của pháp luật;
b) Trường hợp một trong các đồng chủ sở hữu có khoản tiền gửi khác được bảo hiểm tại cùng một tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi thì tổng số tiền bảo hiểm được trả cho một đồng chủ sở hữu không vượt quá hạn mức trả tiền bảo hiểm.
3. Trường hợp người được bảo hiểm tiền gửi có khoản nợ tại tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi thì số tiền gửi được bảo hiểm là số tiền còn lại sau khi trừ khoản nợ đó.
Theo đó, trường hợp người được bảo hiểm tiền gửi có khoản nợ tại tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi thì số tiền gửi được bảo hiểm là số tiền còn lại sau khi trừ khoản nợ đó.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Quyết định thanh lý tài sản cố định mới nhất? Tải mẫu Quyết định thanh lý tài sản cố định ở đâu?
- Tiểu mục thuế môn bài cho thuê tài sản? Thời hạn nộp thuế môn bài cho thuê tài sản là khi nào?
- Mẫu Quy chế sử dụng con dấu công đoàn? Tải về Quy chế sử dụng con dấu Công đoàn cơ sở mới nhất?
- Hướng dẫn hạch toán thuế môn bài theo Thông tư 133 và Thông tư 200? Cách hạch toán thuế môn bài đúng quy định?
- Thực tập sinh có được thưởng Tết không? Người lao động đang thử việc, nghỉ Tết có được hưởng lương không?