Tổ chức muốn cung ứng dịch vụ chuyển mạch tài chính phải xử lý được bao nhiêu giao dịch thanh toán trong một ngày?
Như thế nào là dịch vụ chuyển mạch tài chính?
Căn cứ theo quy định tại khoản 13 Điều 3 Nghị định 52/2024/NĐ-CP có giải thích như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
12. Tiền điện tử là giá trị tiền Việt Nam đồng lưu trữ trên các phương tiện điện tử được cung ứng trên cơ sở đối ứng với số tiền được khách hàng trả trước cho ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán cung ứng dịch vụ ví điện tử.
13. Dịch vụ chuyển mạch tài chính là dịch vụ cung ứng hạ tầng kỹ thuật kết nối, truyền dẫn và xử lý dữ liệu điện tử các giao dịch thanh toán trong nước giữa các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, công ty tài chính được phép phát hành thẻ tín dụng, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán.
14. Dịch vụ chuyển mạch tài chính quốc tế là việc kết nối với hệ thống thanh toán quốc tế để truyền dẫn và xử lý dữ liệu điện tử các giao dịch thanh toán quốc tế.
...
Như vậy, dịch vụ chuyển mạch tài chính được hiểu là dịch vụ cung cấp cơ sở hạ tầng kỹ thuật cho việc kết nối, truyền dẫn và xử lý dữ liệu điện tử liên quan đến các giao dịch thanh toán trong nước giữa các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, các công ty tài chính được phép hành thẻ tín dụng, và các tổ chức cung cấp dịch vụ trung gian thanh toán.
Tổ chức muốn cung ứng dịch vụ chuyển mạch tài chính phải xử lý được bao nhiêu giao dịch thanh toán trong một ngày? (Hình từ Internet)
Tổ chức muốn cung ứng dịch vụ chuyển mạch tài chính phải xử lý được bao nhiêu giao dịch thanh toán trong một ngày?
Căn cứ theo điểm g khoản 2 Điều 22 Nghị định 52/2024/NĐ-CP có quy định như sau:
Các dịch vụ trung gian thanh toán và điều kiện cung ứng dịch vụ
...
2. Điều kiện cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán:
...
g) Đối với dịch vụ chuyển mạch tài chính, dịch vụ bù trừ điện tử, ngoài các điều kiện quy định tại điểm a, điểm b, điểm c, điểm d và điểm đ khoản 2 Điều này, tổ chức cung ứng dịch vụ phải: được một tổ chức thực hiện quyết toán kết quả bù trừ giữa các bên liên quan; có thỏa thuận kết nối với ít nhất 50 ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có tổng vốn điều lệ trong năm liền kề trước năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép chiếm trên 65% tổng vốn điều lệ của các ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài trong hệ thống các tổ chức tín dụng và ít nhất 20 tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán; có cơ sở hạ tầng thông tin đáp ứng tối thiểu theo yêu cầu về bảo đảm an toàn hệ thống thông tin cấp độ 4 theo quy định của pháp luật, đảm bảo khả năng tích hợp, kết nối được với hệ thống kỹ thuật của tổ chức tham gia có thỏa thuận kết nối; có hệ thống máy chủ thực hiện theo quy định pháp luật và đáp ứng năng lực xử lý tối thiểu 10 triệu giao dịch thanh toán/ngày;
Tổ chức tham gia không được kết nối quá 02 tổ chức cung ứng dịch vụ chuyển mạch tài chính, dịch vụ bù trừ điện tử;
...
Như vậy, tổ chức muốn cung ứng dịch vụ chuyển mạch tài chính phải có hệ thống máy chủ thực hiện theo quy định pháp luật và đáp ứng được năng lực xử lý tối thiểu 10 triệu giao dịch thanh toán/ngày.
Tổ chức có được cung ứng dịch vụ chuyển mạch tài chính cho khách hàng để thực hiện giao dịch thanh toán cho hàng hóa nước ngoài không?
Tại Điều 5 Nghị định 52/2024/NĐ-CP quy định về việc thanh toán bằng ngoại tệ và thanh toán quốc tế như sau:
Thanh toán bằng ngoại tệ và thanh toán quốc tế
...
4. Tổ chức cung ứng dịch vụ chuyển mạch tài chính được kết nối với hệ thống thanh toán quốc tế để thực hiện dịch vụ chuyển mạch tài chính quốc tế sau khi đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 22 Nghị định này.
5. Tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán (trừ tổ chức cung ứng dịch vụ chuyển mạch tài chính) được cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán cho khách hàng để thực hiện giao dịch thanh toán cho hàng hóa, dịch vụ nước ngoài; việc thực hiện thanh toán, quyết toán cho các giao dịch thanh toán quốc tế đó phải được thực hiện thông qua ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đã được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận hoạt động ngoại hối trên thị trường quốc tế.
6. Các bên liên quan đến hoạt động thanh toán quốc tế có trách nhiệm cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời và đáp ứng các yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước theo quy định của pháp luật Việt Nam.
...
Theo đó, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán (không bao gồm tổ chức cung ứng dịch vụ chuyển mạch tài chính) được phép cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán cho khách hàng để thực hiện giao dịch thanh toán cho hàng hóa và dịch vụ nước ngoài.
Như vậy, tổ chức cung ứng dịch vụ chuyển mạch tài chính không được cung ứng dịch vụ chuyển mạch tài chính cho khách hàng để thực hiện giao dịch thanh toán cho hàng hóa, dịch vụ nước ngoài.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử trong cơ quan nhà nước có số lượng người sử dụng bao nhiêu được xem là có quy mô rất lớn?
- Viết đoạn văn 200 chữ về điều bản thân cần làm để tuổi trẻ có ý nghĩa? Đặc điểm môn Văn chương trình GDPT là gì?
- Lệnh giới nghiêm có phải được công bố liên tục trên các phương tiện thông tin đại chúng khi được ban bố không?
- Mẫu báo cáo công tác bảo vệ môi trường mới nhất? Báo cáo công tác bảo vệ môi trường có bắt buộc không?
- Chương trình hội nghị kiểm điểm Đảng viên cuối năm 2024 ngắn gọn, ý nghĩa? Chương trình kiểm điểm Đảng viên năm 2024?