Tổ chức Lao động Quốc tế là gì? Sự ra đời của Công ước 105 năm 1957 về xóa bỏ lao động cưỡng bức?

Tổ chức Lao động Quốc tế là gì? Sự ra đời của Công ước 105 năm 1957 về xóa bỏ lao động cưỡng bức? Các biện pháp của Việt Nam trong việc thực hiện Công ước 105 năm 1957 do Tổ chức Lao động Quốc tế ban hành? câu hỏi của anh V (Cần Thơ).

Tổ chức Lao động Quốc tế là gì? Sự ra đời của Công ước 105 năm 1957 về xóa bỏ lao động cưỡng bức?

Tổ chức lao động quốc tế - ILO là một tổ chức liên chính phủ, được thành lập ngày 11/4/1919 trên cơ sở bản Điều lệ của Tổ chức lao động quốc tế được thông qua tại phiên họp toàn thể của Hội nghị thế giới họp ở Pari (Pháp).

Tổ chức Lao động Quốc tế hoạt động với mục tiêu sau:

- Thúc đẩy việc cải thiện điều kiện làm việc của người lao động bằng cách điều tiết thị trường lao động, đấu tranh chống nạn thất nghiệp, bảo vệ lao động trẻ em, phụ nữ, người lao động cao tuổi,...

- Để đạt được mục đích trên, ILO soạn thảo các điều ước quốc tế và các nghị quyết đặc biệt về tiền lương, thời gian lao động và tuổi lao động thấp nhất.

- Bảo hộ lao động của phụ nữ và trẻ em

- Bảo đảm việc bồi thường tai nạn lao động, bảo hiểm xã hội, trợ cấp khi nghỉ hưu và bị tàn phế

- Bảo đảm quyền của người lao động tham gia công đoàn, tổ chức dạy nghề...

Về cơ cấu của Tổ chức Lao động Quốc tế gồm Đại hội đồng ILO, hội đồng hành chính ILO, văn phòng lao động quốc tế. Hiện nay, ILO có 156 quốc gia hội viên trong đó có Việt Nam. Trụ sở của ILO đặt tại Giơnevơ (Thụy Sỹ).

Cụ thể về sự ra đời của Công ước 105 năm 1957 về xóa bỏ lao động cưỡng bức được quy định tại Công ước này như sau:

Theo đó, được Hội đồng quản trị của Văn phòng Lao động quốc tế triệu tập tại Giơ-ne-vơ ngày 5 tháng 6 năm 1957, trong kỳ họp thứ bốn mươi, và:

Sau khi đã xem xét vấn đề lao động cưỡng bức là vấn đề thuộc điểm thứ tư trong chương trình nghị sự kỳ họp, và

Sau khi đã ghi nhận những quy định của Công ước về Lao động cưỡng bức, 1930, và:

Sau khi đã ghi nhận rằng Công ước năm 1926 về chế độ nô lệ đã quy định phải có những biện pháp hữu ích để tránh cho lao động cưỡng bức hoặc bắt buộc khỏi dẫn tới những điều kiện tương tự như chế độ nô lệ, và Công ước bổ sung năm 1956 về việc xóa bỏ chế độ nô lệ, xóa bỏ việc mua bán nô lệ, xóa bỏ các thể chế và cách điều hành giống như chế độ nô lệ, nhằm đạt tới xóa bỏ hoàn toàn chế độ nô dịch do nợ nần và chế độ nông nô, và

Sau khi đã ghi nhận rằng Công ước về Bảo vệ tiền lương 1949, đã quy định việc trả lương theo từng kỳ đều đặn, và đã cấm các cách trả lương và khiến cho người lao động thực tế không sao rời bỏ được công việc đang làm, và

Sau khi đã quyết định chấp thuận một số đề nghị về việc xóa bỏ một vài hình thức lao động cưỡng bức hoặc bắt buộc đang là sự vi phạm đối với các quyền con người như đã được ghi trong Hiến chương Liên hợp quốc và nêu trong Tuyên ngôn chung về nhân quyền, và

Sau khi đã quyết định rằng những đề nghị đó sẽ mang hình thức một Công ước quốc tế,

Thông qua ngày 25 tháng 6 năm 1957, Công ước 105 năm 1957 về xóa bỏ lao động cưỡng bức ra đời và được gọi là Công ước về Xóa bỏ lao động cưỡng bức, 1957.

Tổ chức Lao động Quốc tế là gì? Sự ra đời của Công ước 105 năm 1957 về xóa bỏ lao động cưỡng bức?

Tổ chức Lao động Quốc tế là gì? Sự ra đời của Công ước 105 năm 1957 về xóa bỏ lao động cưỡng bức? (hình từ internet)

Cam kết của các nước thành viên khi tham gia Công ước 105 năm 1957 do Tổ chức Lao động Quốc tế ban hành?

Cam kết của các nước thành viên khi tham gia Công ước 105 năm 1957 về xóa bỏ lao động cưỡng bức do Tổ chức Lao động Quốc tế ban hành được quy định tại Điều 1 Công ước 105 năm 1957 về xóa bỏ lao động cưỡng bức như sau:

Điều 1
Mọi Nước thành viên của Tổ chức Lao động quốc tế phê chuẩn Công ước này cam kết bãi bỏ lao động cưỡng bức hoặc bắt buộc, và cam kết không sử dụng bất kỳ hình thức nào của loại lao động đó.
a). Như là một biến pháp cưỡng chế hay giáo dục chính trị, hoặc như một sự trừng phạt đối với những ai đang có hoặc đang phát biểu chính kiến, hay ý kiến chống đối về tư tưởng đối với trật tự chính trị, xã hội, hoặc kinh tế đã được thiết lập;
b). Như là một biện pháp huy động và sử dụng nhân công vào mục đích phát triển kinh tế;
c). Như là một biện pháp về xử lý vi phạm kỷ luật lao động;
d). Như một sự trừng phạt đối với việc đã tham gia đình công;
e). Như một biện pháp phân biệt đối xử về chủng tộc, xã hội, dân tộc hoặc tôn giáo.

Như vậy, các nước thành viên khi tham gia Công ước 105 năm 1957 do Tổ chức Lao động Quốc tế ban hành cam kết thực hiện như quy định trên.

Các biện pháp của Việt Nam trong việc thực hiện Công ước 105 năm 1957 do Tổ chức Lao động Quốc tế ban hành?

Các biện pháp của Việt Nam trong việc thực hiện Công ước 105 năm 1957 về xóa bỏ lao động cưỡng bức do Tổ chức Lao động Quốc tế ban hành được quy định tại Mục III Kế hoạch thực hiện Công ước 105 của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) về Xóa bỏ lao động cưỡng bức ban hành kèm theo Quyết định 2234/QĐ-TTg năm 2021 do Thủ tướng Chính phủ ban hành, cụ thể gồm:

- Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình, các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các cơ quan, tổ chức có liên quan chủ động bổ sung nhiệm vụ thực thi Công ước số 105 vào chương trình, kế hoạch công tác của mình.

- Đề nghị Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam chủ động bổ sung nhiệm vụ thực thi Công ước số 105 vào chương trình, kế hoạch công tác của mình.

- Giao Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội là cơ quan thường trực thực hiện Công ước số 105, có nhiệm vụ tham mưu giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tổ chức, chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Kế hoạch này trên phạm vi cả nước.

Lưu ý: Kinh phí thực hiện Kế hoạch do ngân sách nhà nước đảm bảo theo phân cấp của Luật Ngân sách nhà nước hiện hành. Nguyên tắc bố trí kinh phí phải tuân thủ theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.

Các cơ quan, đơn vị căn cứ nhiệm vụ được giao tại Kế hoạch này lập và tổng hợp vào dự toán chi ngân sách nhà nước hàng năm, kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm của cơ quan, đơn vị theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.

Người lao động Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Người lao động
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Thời gian thử việc của người lao động tối đa bao nhiêu tháng? Mức lương thử việc được tính như thế nào?
Pháp luật
Tải mẫu bảng kê khai thông tin người lao động mới nhất? Bảng kê khai thông tin người lao động là gì?
Pháp luật
03 Mẫu Thông báo tổ chức liên hoan tiệc tất niên công ty cuối năm? Người lao động có nghĩa vụ tham gia tiệc tất niên công ty?
Pháp luật
Ngày 18 tháng 12 là ngày Quốc khánh Qatar? Ngày Quốc khánh Qatar, người Qatar làm việc tại Việt Nam được nghỉ làm?
Pháp luật
Bảng tính tuổi theo 12 con giáp 2025 chi tiết? Bảng xem tuổi 12 con giáp theo năm sinh 2025? Năm 2025 là con giáp gì?
Pháp luật
Ngày 12 tháng 12 là ngày Quốc khánh của nước nào? Ngày 12 tháng 12 có phải là ngày nghỉ lễ của người lao động không?
Pháp luật
Người lao động có thể thỏa thuận làm việc không trọn thời gian với người sử dụng lao động vào khi nào?
Pháp luật
Tải mẫu giấy mời cuối năm thông dụng dành cho cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp? Mẫu giấy mời cuối năm là gì?
Pháp luật
YEP party văn nghệ là gì? Gợi ý tiết mục văn nghệ cuối năm chọn lọc dành cho công ty, doanh nghiệp?
Pháp luật
Người lao động có thể thử việc lần 2 trong trường hợp nào? Được thử việc lần 2 thì tiền lương có giảm không?
Pháp luật
Người lao động và người sử dụng lao động có quyền, nghĩa vụ gì? Quan hệ lao động giữa NSDLĐ và NLĐ được xác lập qua đâu?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Người lao động
Phạm Thị Xuân Hương Lưu bài viết
1,679 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Người lao động

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Người lao động

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào