Tổ chức kinh tế có 100% vốn trong nước được phép cho vay đối với doanh nghiệp nước ngoài hay không?
Tổ chức kinh tế có 100% vốn trong nước được phép cho vay đối với doanh nghiệp nước ngoài hay không?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 1 Pháp lệnh sửa đổi Pháp lệnh ngoại hối năm 2013:
"Điều 1.
Sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Ngoại hối:
...
2. Điều 19 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 19. Cho vay, thu hồi nợ nước ngoài của người cư trú là tổ chức tín dụng, tổ chức kinh tế
1. Tổ chức tín dụng được phép thực hiện cho vay, thu hồi nợ nước ngoài, bảo lãnh cho người không cư trú theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
2. Tổ chức kinh tế thực hiện cho vay ra nước ngoài, trừ việc xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ trả chậm; bảo lãnh cho người không cư trú khi được Thủ tướng Chính phủ cho phép.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn việc thực hiện mở và sử dụng tài khoản, chuyển vốn ra và thu hồi nợ nước ngoài, đăng ký cho vay, thu hồi nợ nước ngoài và các giao dịch chuyển vốn khác có liên quan đến hoạt động cho vay, thu hồi nợ nước ngoài của các tổ chức kinh tế.”
Theo đó, tổ chức kinh tế được thực hiện cho vay ra nước ngoài (trừ việc xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ trả chậm; bảo lãnh cho người không cư trú khi được Thủ tướng Chính phủ cho phép).
Tổ chức kinh tế có 100% vốn trong nước được phép cho vay đối với doanh nghiệp nước ngoài hay không?
Hồ sơ đăng ký khoản cho vay ra nước ngoài đối với tổ chức kinh tế bao gồm những thành phần nào?
Hồ sơ đăng ký thực hiện theo quy định tại Điều 7 Thông tư 37/2013/TT-NHNN, được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 17 Thông tư 29/2015/TT-NHNN, cụ thể như sau:
"Điều 7. Hồ sơ đăng ký khoản cho vay ra nước ngoài
1. Đơn đăng ký khoản cho vay ra nước ngoài (theo Phụ lục số 01 kèm theo Thông tư này).
2. Hồ sơ pháp lý của Bên cho vay bao gồm: Bản sao được cấp từ sổ gốc hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm xuất trình bản chính để đối chiếu Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp), Giấy chứng nhận đầu tư, Giấy phép hoặc Quyết định thành lập Bên cho vay theo quy định của pháp luật (nếu có) và các bản sửa đổi (nếu có). Trong trường hợp người nộp hồ sơ nộp bản sao kèm xuất trình bản chính để đối chiếu, người đối chiếu có trách nhiệm xác nhận tính chính xác của bản sao so với bản chính.
3. Bản sao (có xác nhận của Bên cho vay) văn bản chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ đối với khoản cho vay ra nước ngoài của tổ chức kinh tế.
4. Báo cáo về phương án thu xếp ngoại tệ của tổ chức kinh tế để cho vay ra nước ngoài.
5. Hồ sơ pháp lý của bên đi vay bao gồm: Bản sao được chứng thực từ bản chính và bản dịch tiếng Việt văn bản chấp thuận đầu tư do cơ quan có thẩm quyền của nước tiếp nhận đầu tư cấp. Trường hợp tại các quốc gia/vùng lãnh thổ của bên đi vay không có thủ tục cấp văn bản chấp thuận đầu tư, bên cho vay nộp bản sao được chứng thực từ bản chính và bản dịch tiếng Việt văn bản xác nhận của cơ quan có thẩm quyền của nước tiếp nhận đầu tư về việc đã đăng ký kinh doanh hoặc các giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương (áp dụng đối với trường hợp Bên đi vay là doanh nghiệp có sự tham gia góp vốn của doanh nghiệp Việt Nam dưới hình thức đầu tư trực tiếp).
6. Bản sao và bản dịch tiếng Việt (có xác nhận của Bên cho vay) thỏa thuận cho vay ra nước ngoài.
7. Bản sao và bản dịch tiếng Việt (có xác nhận của Bên cho vay) các văn bản, thỏa thuận bảo lãnh, bảo đảm khoản cho vay ra nước ngoài (nếu có)."
Để thực hiện hoạt động cho vay ra nước ngoài đúng theo quy định của pháp luật, hồ sơ đăng ký khoản vay được chuẩn bị đảm bảo đầy đủ các thành phần nêu trên.
Thủ tục đăng ký khoản cho vay ra nước ngoài của tổ chức kinh tế được thực hiện theo trình tự nào?
Tại Điều 8 Thông tư 37/2013/TT-NHNN quy định về trình tự thực hiện thủ tục đăng ký khoản cho vay ra nước ngoài cụ thể như sau:
"Điều 8. Trình tự thực hiện thủ tục đăng ký khoản cho vay ra nước ngoài
1. Trong thời hạn ba mươi (30) ngày kể từ ngày ký thỏa thuận cho vay và trước khi thực hiện giải ngân cho vay, Bên cho vay gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến Ngân hàng Nhà nước (Vụ Quản lý Ngoại hối) một (01) bộ hồ sơ theo quy định tại Điều 7 Thông tư này.
2. Trong thời hạn ba mươi (30) ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, Ngân hàng Nhà nước gửi Bên cho vay văn bản xác nhận đăng ký khoản cho vay ra nước ngoài bao gồm các nội dung chính sau: Bên cho vay; bên đi vay; các điều kiện cơ bản của khoản cho vay ra nước ngoài như kim ngạch cho vay, mục đích cho vay ra nước ngoài, lãi suất cho vay, lãi phạt, phí, hình thức bảo đảm, kế hoạch giải ngân, kế hoạch thu hồi nợ (gốc, lãi); tổ chức tín dụng cung ứng dịch vụ tài khoản và các nội dung khác liên quan đến khoản cho vay ra nước ngoài (nếu có). Trường hợp từ chối xác nhận đăng ký, Ngân hàng Nhà nước có văn bản nêu rõ lý do."
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mức phạt không đăng ký kinh doanh dạy thêm 2025 là bao nhiêu? Không đăng ký kinh doanh dạy thêm 2025 bị phạt bao nhiêu tiền?
- Nguyên tắc tính giá dịch vụ giáo dục đào tạo theo Thông tư 14 bao gồm những nội dung như thế nào?
- Quyết định 1334 năm 2024 công bố TTHC thay thế, bãi bỏ lĩnh vực hoạt động xây dựng như thế nào?
- Thu thập, cập nhật, điều chỉnh thông tin trong cơ sở dữ liệu đường bộ từ 1/1/2025 thực hiện như thế nào?
- Mẫu đơn ly hôn với người nước ngoài? Tải về mẫu đơn ly hôn với người nước ngoài chi tiết, mới nhất?