Tổ chức kinh doanh chứng khoán phải xác định giá trị rủi ro thanh toán đối với các hợp đồng, giao dịch nào?
- Tổ chức kinh doanh chứng khoán phải xác định giá trị rủi ro thanh toán đối với các hợp đồng, giao dịch nào?
- Giá trị rủi ro thanh toán đối với các hợp đồng, giao dịch của tổ chức kinh doanh chứng khoán được xác định thế nào?
- Giá trị rủi ro thanh toán của tổ chức kinh doanh chứng khoán phải được điều chỉnh tăng thêm trong các trường hợp nào?
Tổ chức kinh doanh chứng khoán phải xác định giá trị rủi ro thanh toán đối với các hợp đồng, giao dịch nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 10 Thông tư 91/2020/TT-BTC có quy định khi kết thúc ngày giao dịch, tổ chức kinh doanh chứng khoán phải xác định giá trị rủi ro thanh toán đối với các hợp đồng, giao dịch sau:
(a) Tiền gửi có kỳ hạn tại các tổ chức tín dụng, chứng chỉ tiền gửi do các tổ chức tín dụng phát hành;
(b) Hợp đồng vay, mượn chứng khoán phù hợp với quy định của pháp luật;
(c) Hợp đồng bán có cam kết mua lại chứng khoán phù hợp với quy định của pháp luật;
(d) Hợp đồng mua có cam kết bán lại chứng khoán phù hợp với quy định của pháp luật;
(đ) Hợp đồng cho vay mua ký quỹ chứng khoán niêm yết phù hợp với quy định của pháp luật;
(e) Hợp đồng bảo lãnh phát hành ký với các tổ chức khác trong tổ hợp bảo lãnh phát hành theo hình thức cam kết chắc chắn mà tổ chức kinh doanh chứng khoán là tổ chức bảo lãnh phát hành chính;
(g) Các khoản phải thu khách hàng trong hoạt động kinh doanh chứng khoán;
(h) Các khoản phải thu trái phiếu đã đáo hạn, các giấy tờ có giá, công cụ nợ đã đáo hạn mà chưa được thanh toán;
(i) Tài sản quá thời hạn chuyển giao, kể cả chứng khoán trong hoạt động kinh doanh của tổ chức kinh doanh chứng khoán, chứng khoán của khách hàng trong hoạt động môi giới chứng khoán.
(k) Các hợp đồng, giao dịch, các khoản sử dụng vốn ngoài các giao dịch, hợp đồng được ghi nhận ở các điểm a, b, c, d, đ, e, g nêu trên; Các khoản phải thu từ mua bán nợ với đối tác giao dịch không phải Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC), Công ty trách nhiệm hữu hạn mua bán nợ Việt Nam (DATC).
Tổ chức kinh doanh chứng khoán phải xác định giá trị rủi ro thanh toán đối với các hợp đồng, giao dịch nào? (Hình từ Internet)
Giá trị rủi ro thanh toán đối với các hợp đồng, giao dịch của tổ chức kinh doanh chứng khoán được xác định thế nào?
Căn cứ theo khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều 10 Thông tư 91/2020/TT-BTC hướng dẫn xác định giá trị rủi ro thanh toán đối với các hợp đồng, giao dịch của tổ chức kinh doanh chứng khoán như sau:
(1) Đối với các hợp đồng là:
- Tiền gửi có kỳ hạn tại các tổ chức tín dụng, chứng chỉ tiền gửi do các tổ chức tín dụng phát hành;
- Hợp đồng vay, mượn chứng khoán phù hợp với quy định của pháp luật;
- Hợp đồng bán có cam kết mua lại chứng khoán phù hợp với quy định của pháp luật;
- Hợp đồng mua có cam kết bán lại chứng khoán phù hợp với quy định của pháp luật;
- Hợp đồng cho vay mua ký quỹ chứng khoán niêm yết phù hợp với quy định của pháp luật;
- Các khoản phải thu khách hàng trong hoạt động kinh doanh chứng khoán
Thì giá trị rủi ro thanh toán trước thời hạn nhận chuyển giao chứng khoán, tiền và thanh lý hợp đồng, được xác định như sau:
Giá trị rủi ro thanh toán = Giá trị tài sản tiềm ẩn rủi ro thanh toán x Hệ số rủi ro thanh toán theo đối tác
Trong đó:
- Hệ số rủi ro thanh toán theo đối tác xác định tùy thuộc vào mức độ tín nhiệm của đối tác giao dịch theo nguyên tắc quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư 91/2020/TT-BTC;
- Giá trị tài sản tiềm ẩn rủi ro thanh toán xác định theo nguyên tắc quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư 91/2020/TT-BTC.
Giá trị tài sản tiềm ẩn rủi ro thanh toán phải được điều chỉnh tăng thêm các khoản cổ tức, trái tức, giá trị quyền ưu đãi nếu phát sinh (đối với chứng khoán), hoặc lãi tiền gửi, lãi cho vay và các khoản phụ phí khác (đối với các khoản tín dụng).
(2) Đối với các hợp đồng bảo lãnh phát hành ký với các tổ chức khác trong tổ hợp bảo lãnh phát hành theo hình thức cam kết chắc chắn mà tổ chức kinh doanh chứng khoán là tổ chức bảo lãnh phát hành chính, thì giá trị rủi ro thanh toán được xác định bằng 30% giá trị còn lại của các hợp đồng bảo lãnh phát hành chưa được thanh toán.
(3) Đối với các khoản phải thu quá hạn, chứng khoán chưa nhận chuyển giao đúng hạn là:
- Các khoản phải thu trái phiếu đã đáo hạn, các giấy tờ có giá, công cụ nợ đã đáo hạn mà chưa được thanh toán;
- Tài sản quá thời hạn chuyển giao, kể cả chứng khoán trong hoạt động kinh doanh của tổ chức kinh doanh chứng khoán, chứng khoán của khách hàng trong hoạt động môi giới chứng khoán
Kể cả chứng khoán, tiền chưa nhận được từ các giao dịch, hợp đồng đáo hạn được nêu tại mục (1) nêu trên thì giá trị rủi ro thanh toán được xác định theo nguyên tắc sau:
Giá trị rủi ro thanh toán = Giá trị tài sản tiềm ẩn rủi ro thanh toán x Hệ số rủi ro thanh toán theo thời gian
Trong đó:
- Hệ số rủi ro thanh toán theo thời gian được xác định căn cứ vào khoảng thời gian quá hạn thanh toán theo nguyên tắc quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này;
- Giá trị tài sản tiềm ẩn rủi ro thanh toán được xác định như sau:
+ Đối với các giao dịch mua, bán chứng khoán, cho khách hàng hoặc cho bản thân tổ chức kinh doanh chứng khoán: là giá trị thị trường của hợp đồng tính theo nguyên tắc quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 91/2020/TT-BTC, Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư 91/2020/TT-BTC;
+ Đối với các giao dịch cho vay mua chứng khoán ký quỹ, giao dịch bán có cam kết mua lại, giao dịch mua có cam kết bán lại, vay, cho vay chứng khoán: giá trị tài sản tiềm ẩn rủi ro thanh toán xác định theo nguyên tắc quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư 91/2020/TT-BTC;
+ Đối với các khoản phải thu, trái phiếu đã đáo hạn, các công cụ nợ đã đáo hạn: là giá trị khoản phải thu tính theo mệnh giá, cộng thêm các khoản lãi chưa được thanh toán, chi phí có liên quan và trừ đi khoản thanh toán đã thực nhận trước đó (nếu có).
Giá trị rủi ro thanh toán của tổ chức kinh doanh chứng khoán phải được điều chỉnh tăng thêm trong các trường hợp nào?
Căn cứ theo khoản 8 Điều 10 Thông tư 91/2020/TT-BTC thì giá trị rủi ro thanh toán của tổ chức kinh doanh chứng khoán phải được điều chỉnh tăng thêm trong các trường hợp sau:
- Tăng thêm 10% trong trường hợp giá trị hợp đồng tiền gửi, chứng chỉ tiền gửi, khoản cho vay, khoản phải thu trong hạn, hợp đồng mua có cam kết bán lại chứng khoán, hợp đồng bán có cam kết mua lại chứng khoán, tổng giá trị các khoản vay đối với một tổ chức, cá nhân và nhóm tổ chức, cá nhân liên quan (nếu có), chiếm từ trên 10% đến 15% vốn chủ sở hữu;
- Tăng thêm 20% trong trường hợp giá trị hợp đồng tiền gửi, chứng chỉ tiền gửi, khoản cho vay, khoản phải thu trong hạn, hợp đồng mua có cam kết bán lại chứng khoán, hợp đồng bán có cam kết mua lại chứng khoán, tổng giá trị các khoản vay đối với một tổ chức, cá nhân và nhóm tổ chức, cá nhân liên quan (nếu có), chiếm từ trên 15% đến 25% vốn chủ sở hữu;
- Tăng thêm 30% trong trường hợp giá trị hợp đồng tiền gửi, chứng chỉ tiền gửi, khoản cho vay, khoản phải thu trong hạn, hợp đồng mua có cam kết bán lại chứng khoán, hợp đồng bán có cam kết mua lại chứng khoán, tổng giá trị các khoản vay đối với một tổ chức, cá nhân và nhóm tổ chức, cá nhân liên quan (nếu có), hoặc một cá nhân và các bên liên quan tới cá nhân đó (nếu có), chiếm từ trên 25% vốn chủ sở hữu trở lên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thành viên trong nhóm người sử dụng đất muốn chuyển nhượng đối với phần quyền sử dụng đất của mình thì xử lý như thế nào?
- Kinh phí khuyến công quốc gia đảm bảo chi cho những hoạt động khuyến công do cơ quan nào thực hiện?
- Người nộp thuế có được yêu cầu cơ quan quản lý thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của mình không?
- 1 năm có bao nhiêu tuần học? Nguyên tắc xây dựng kế hoạch thời gian năm học 2024 2025 của các địa phương ra sao?
- Trong hợp đồng EPC, nhà thầu có phải chịu bồi thường rủi ro tổn hại thân thể đối với bất cứ người nào do nguyên nhân thi công không?