Tổ chức kinh doanh chứng khoán phái sinh phải thực hiện những báo cáo nào? Mốc thời gian thực hiện báo cáo quy định ra sao?
- Việc báo cáo định kỳ chứng khoán phái sinh được pháp luật quy định như thế nào?
- Thời hạn báo cáo định kỳ đối với các vấn đề liên quan đến chứng khoán phái sinh như thế nào?
- Thời gian chốt số liệu báo cáo đối với báo cáo định kỳ được quy định như thế nào?
- Khi nào phải thực hiện việc báo cáo bất thường đến Ủy ban Chứng khoán Nhà nước?
- Báo cáo theo yêu cầu đối với chứng khoán phái sinh quy định như thế nào?
Việc báo cáo định kỳ chứng khoán phái sinh được pháp luật quy định như thế nào?
Theo quy định tại Điều 30 Thông tư 58/2021/TT-BTC thì việc báo cáo định kỳ đối với chứng khoán phái sinh như sau:
- Tổ chức kinh doanh chứng khoán phái sinh: Định kỳ hàng tháng, hàng quý, hàng năm, tổ chức kinh doanh chứng khoán phái sinh phải báo cáo bằng văn bản hoặc dữ liệu điện tử cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước hoạt động kinh doanh chứng khoán phái sinh.
- Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài:
+ Định kỳ hàng tháng, hàng quý, hàng năm, ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài là thành viên giao dịch đặc biệt phải báo cáo bằng văn bản hoặc dữ liệu điện tử cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước hoạt động giao dịch chứng khoán phái sinh;
+ Định kỳ bán niên, thành viên bù trừ là ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải báo cáo bằng văn bản hoặc dữ liệu điện tử cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước về việc đáp ứng đủ điều kiện cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh.
- Ngân hàng thanh toán:
+ Định kỳ hàng tháng, hàng quý, hàng năm, ngân hàng thanh toán phải báo cáo bằng văn bản hoặc dữ liệu điện tử cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước về hoạt động thanh toán tiền giao dịch chứng khoán phái sinh của ngân hàng thanh toán.
+ Định kỳ hàng năm, ngân hàng thanh toán phải báo cáo bằng văn bản hoặc dữ liệu điện tử cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước về việc đáp ứng đủ điều kiện làm ngân hàng thanh toán.
Báo cáo định kỳ chứng khoán phái sinh
Thời hạn báo cáo định kỳ đối với các vấn đề liên quan đến chứng khoán phái sinh như thế nào?
Tại khoản 6 Điều 30 Thông tư 58/2021/TT-BTC thì thời hạn báo cáo được quy định như sau:
- Báo cáo tháng gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước trong vòng 10 ngày đầu của tháng tiếp theo;
- Báo cáo quý gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước trong vòng 20 ngày đầu của quý tiếp theo;
- Báo cáo bán niên gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước trong vòng 45 ngày kể từ ngày kết thúc 06 tháng đầu năm;
- Báo cáo năm gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước trong vòng 90 ngày đầu của năm tiếp theo.
Thời gian chốt số liệu báo cáo đối với báo cáo định kỳ được quy định như thế nào?
Việc chốt số liệu báo cáo đối với báo cáo định kỳ phải tuân thủ thời gian được quy định tại khoản 7 Điều 30 Thông tư 58/2021/TT-BTC, như sau:
- Kỳ báo cáo năm là 12 tháng, tính từ đầu ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 31 tháng 12 năm dương lịch;
- Kỳ báo cáo bán niên là 06 tháng, được tính từ đầu ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 30 tháng 06 năm dương lịch;
- Kỳ báo cáo quý là 03 tháng, tính từ đầu ngày 01 tháng đầu quý đến hết ngày cuối cùng của tháng cuối quý;
- Kỳ báo cáo tháng là 01 tháng, tính từ đầu ngày 01 đến hết ngày cuối cùng của tháng.
Khi nào phải thực hiện việc báo cáo bất thường đến Ủy ban Chứng khoán Nhà nước?
Tổ chức kinh doanh chứng khoán phái sinh, tổ chức cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh, thành viên giao dịch, thành viên giao dịch đặc biệt, thành viên tạo lập thị trường, thành viên bù trừ phải báo cáo bằng văn bản hoặc dữ liệu điện tử cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước trong thời hạn tối đa 24 giờ kể từ khi xảy ra các sự kiện được quy định tại khoản 1 Điều 31 Thông tư 58/2021/TT-BTC sau đây:
- Thay đổi thành viên bù trừ;
- Khi có các sự cố liên quan đến hệ thống giao dịch (nhận, đặt lệnh);
- Thành viên bù trừ là ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không còn đáp ứng một trong những điều kiện cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh;
- Thành viên bù trừ có vốn điều lệ, vốn chủ sở hữu giảm trên 10% so với vốn điều lệ, vốn chủ sở hữu tại báo cáo tài chính năm đã kiểm toán hoặc báo cáo tài chính bán niên soát xét hoặc báo cáo tài chính quý gần nhất; Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu vượt quá 05 lần.
Đối với một số tổ chức đặc biệt thì việc báo cáo bất thường được thực hiện trong những trường hợp được quy định tại khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5 Điều 31 Thông tư 58/2021/TT-BTC như sau:
- Ngân hàng thanh toán phải báo cáo bằng văn bản hoặc dữ liệu điện tử cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam ngay lập tức khi xảy ra gián đoạn trong hoạt động thanh toán tiền giao dịch chứng khoán phái sinh.
- Ngân hàng thanh toán phải báo cáo bằng văn bản hoặc dữ liệu điện tử cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước trong thời hạn tối đa 24 giờ kể từ khi không đáp ứng một trong những điều kiện làm ngân hàng thanh toán.
- Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam, Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội phải báo cáo bằng văn bản cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước trong thời hạn tối đa 24 giờ kể từ khi xảy ra các sự kiện sau đây:
+ Khi xảy ra sự cố trong hệ thống giao dịch chứng khoán phái sinh hoặc khi có những dấu hiệu bất thường trong giao dịch chứng khoán phái sinh;
+ Đình chỉ hoạt động giao dịch chứng khoán phái sinh, hoạt động tạo lập thị trường, hủy bỏ tư cách thành viên giao dịch, thành viên giao dịch đặc biệt, thành viên tạo lập thị trường;
+ Cung cấp thông tin theo chế độ mật cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam phải báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước trong thời hạn tối đa 24 giờ kể từ khi xảy ra các sự kiện sau đây:
+ Thành viên bù trừ mất khả năng thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh;
+ Đình chỉ hoạt động bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh, hủy bỏ tư cách thành viên bù trừ;
+ Cung cấp thông tin theo chế độ mật cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Báo cáo theo yêu cầu đối với chứng khoán phái sinh quy định như thế nào?
Theo quy định tại Điều 32 Thông tư 58/2021/TT-BTC thì ngoài các trường hợp báo cáo định kỳ và bất thường trên, trong những trường hợp cần thiết, nhằm bảo vệ lợi ích chung và lợi ích của nhà đầu tư, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có thể yêu cầu Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam, Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội, Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam, tổ chức kinh doanh chứng khoán phái sinh, tổ chức cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh, ngân hàng thanh toán báo cáo về hoạt động giao dịch, hoạt động kinh doanh chứng khoán phái sinh, hoạt động bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh.
Theo đó, Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam, Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội, Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam, tổ chức kinh doanh chứng khoán phái sinh, tổ chức cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh phải báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước bằng văn bản hoặc dữ liệu điện tử trong thời hạn Ủy ban Chứng khoán Nhà nước yêu cầu kể từ khi nhận được yêu cầu báo cáo.
Như vậy, trên đây là một số nội dung liên quan đến việc báo cáo định kỳ, báo cáo bất thường và báo cáo theo yêu cầu. Đối với một số trường hợp xảy ra các sự kiện làm phát sinh việc báo cáo bất thường và báo cáo theo yêu cầu thì người báo cáo phải lưu ý đến thời hạn báo cáo được nêu tại bài viết trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổng hợp mẫu quyết định cho thôi việc mới nhất 2025? Tải mẫu quyết định cho thôi việc năm 2025?
- Giao 3.212 biên chế công chức trong cơ quan, tổ chức hành chính tỉnh Nghệ An? Tải về phụ lục xem chi tiết?
- Mẫu Giấy đề nghị cấp lại Giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp đối với trường hợp giấy phép bị mất hoặc hư hỏng?
- Cách viết phong bì mừng thọ người cao tuổi 2025 hay và ý nghĩa? Cách viết phong bì mừng thọ 70, 75, 80, 85, 90, 95, 100 tuổi?
- Điều kiện năng lực của tổ chức thi công xây dựng công trình hạng 1 chuẩn Nghị định 175 được quy định như nào?