Tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục có trách nhiệm như thế nào? Tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục được quyền thu phí kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục không?
Tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục có trách nhiệm như thế nào?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 13 Quy định điều kiện thành lập và giải thể, nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục ban hành kèm theo Thông tư 61/2012/TT-BGDĐT, có quy định về chức năng, nhiệm vụ và trách nhiệm của tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục như sau:
Nhiệm vụ và trách nhiệm của tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục
...
3. Tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục có các trách nhiệm sau:
a) Chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước cơ sở giáo dục đăng ký kiểm định chất lượng giáo dục và trước các tổ chức, cá nhân sử dụng kết quả kiểm định chất lượng giáo dục về dịch vụ đã cung cấp;
b) Mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho kiểm định viên, trích lập quỹ dự phòng rủi ro nghề nghiệp theo quy định của Bộ Tài chính;
c) Bồi thường thiệt hại do lỗi của tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục gây ra cho cơ sở giáo dục đăng ký kiểm định chất lượng giáo dục trong khi thực hiện dịch vụ kiểm định chất lượng giáo dục và các dịch vụ liên quan khác; mức bồi thường thiệt hại do hai bên thỏa thuận hoặc theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp;
d) Trong quá trình triển khai các hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục, nếu phát hiện thấy cơ sở giáo dục đăng ký kiểm định chất lượng giáo dục có hiện tượng vi phạm pháp luật, tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục có trách nhiệm thông báo với cơ sở giáo dục đăng ký kiểm định chất lượng giáo dục, với Bộ Giáo dục và Đào tạo và cơ quan quản lý trực tiếp của cơ sở giáo dục đó;
đ) Cung cấp hồ sơ, tài liệu kiểm định chất lượng giáo dục theo yêu cầu bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
e) Chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật; không để bất kỳ cá nhân hoặc tổ chức nào lợi dụng danh nghĩa và cơ sở vật chất của tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục để tiến hành các hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục.
Theo đó, thì tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục có những trách nhiệm được quy định như trên.
Kiểm định chất lượng giáo dục (Hình từ Internet)
Nhà nước hỗ trợ cho tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục gồm những kinh phí nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 15 Quy định điều kiện thành lập và giải thể, nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục ban hành kèm theo Thông tư 61/2012/TT-BGDĐT, có quy định về nguồn tài chính của tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục như sau:
Nguồn tài chính của tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục
1. Nguồn tài chính của tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục do Nhà nước thành lập bao gồm:
a) Kinh phí do Nhà nước cấp:
- Kinh phí đầu tư xây dựng cơ bản, vốn đối ứng của các dự án, kinh phí mua sắm trang thiết bị và sửa chữa tài sản cố định bố trí trong phạm vi dự toán chi ngân sách được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
- Kinh phí thực hiện nhiệm vụ kiểm định chất lượng giáo dục do Nhà nước đặt hàng;
- Kinh phí hoạt động thường xuyên: Ngân sách nhà nước hỗ trợ một phần kinh phí hoạt động thường xuyên tối đa không quá 03 năm đầu mới thành lập theo dự toán ngân sách nhà nước được cấp có thẩm quyền giao hằng năm;
…
Theo đó, thì Nhà nước hỗ trợ cho tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục gồm những kinh phí sau:
- Kinh phí đầu tư xây dựng cơ bản, vốn đối ứng của các dự án, kinh phí mua sắm trang thiết bị và sửa chữa tài sản cố định bố trí trong phạm vi dự toán chi ngân sách được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
- Kinh phí thực hiện nhiệm vụ kiểm định chất lượng giáo dục do Nhà nước đặt hàng
- Kinh phí hoạt động thường xuyên thì ngân sách nhà nước hỗ trợ một phần kinh phí hoạt động thường xuyên tối đa không quá 03 năm đầu mới thành lập theo dự toán ngân sách nhà nước được cấp có thẩm quyền giao hằng năm.
Tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục được quyền thu phí kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục không?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 16 Quy định điều kiện thành lập và giải thể, nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục ban hành kèm theo Thông tư 61/2012/TT-BGDĐT, có quy định về quyền hạn và nghĩa vụ tài chính của tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục như sau:
Quyền hạn và nghĩa vụ tài chính của tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục
1. Các tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục được quyền thu phí kiểm định chất lượng chương trình giáo dục và cơ sở giáo dục theo quy định của Bộ Tài chính về các khoản thu thuộc ngân sách nhà nước và khung mức thu phí kiểm định chất lượng giáo dục bắt buộc đối với các chương trình giáo dục và cơ sở giáo dục. Đối với các khoản thu từ hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục có tính chất không bắt buộc (hoạt động dịch vụ), tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục được tự quyết mức thu phí dịch vụ căn cứ vào nội dung công việc và hợp đồng thỏa thuận với cơ sở giáo dục.
…
Theo đó, thì các tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục được quyền thu phí kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục theo quy định của Bộ Tài chính về các khoản thu thuộc ngân sách nhà nước và khung mức thu phí kiểm định chất lượng giáo dục bắt buộc đối với các cơ sở giáo dục.
Các khoản thu từ hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục có tính chất không bắt buộc thì tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục được tự quyết mức thu phí dịch vụ căn cứ vào nội dung công việc và hợp đồng thỏa thuận với cơ sở giáo dục.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Phiếu khám thai là mẫu nào? Nguyên tắc trong khám chữa bệnh được quy định như thế nào? 21 hành vi bị nghiêm cấm trong khám chữa bệnh?
- Điều kiện kinh nghiệm nghề nghiệp để được cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng hạng I, II, III là gì?
- Toàn văn Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2024? Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2024 áp dụng từ khi nào?
- Cách xử lý hóa đơn sai tên công ty theo Thông tư 78? Ký hiệu hóa đơn điện tử được quy định như thế nào?
- Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân gồm những hình phạt nào? Hình phạt cao nhất là gì?