Tổ chức Hội nghị nhà chung cư thường niên kết hợp với việc bầu Ban quản trị nhà chung cư nhiệm kỳ mới thế nào?

Xin cho biết quy định cụ thể về việc tổ chức Hội nghị nhà chung cư thường niên kết hợp với việc bầu Ban quản trị nhà chung cư nhiệm kỳ mới thế nào? Những thành phần nào được quyền tham dự Hội nghị nhà chung cư và việc biểu quyết được quy định thế nào? - Câu hỏi của chị Thu Thủy ở Đà Nẵng.

Bầu lại Ban quản trị nhà chung cư trong trường hợp nào?

Căn cứ khoản 3 Điều 17 Quy chế quản lý, sử dụng nhà chung cư ban hành kèm theo Thông tư 02/2016/TT-BXD có quy định về Ban quản trị nhà chung cư như sau:

Ban quản trị nhà chung cư
1. Đối với nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu mà phải thành lập Ban quản trị theo quy định của Luật Nhà ở thì Ban quản trị nhà chung cư là tổ chức có tư cách pháp nhân, có con dấu và hoạt động theo mô hình quy định tại Khoản 1 Điều 18 của Quy chế này; Ban quản trị do hội nghị nhà chung cư, cụm nhà chung cư bầu để thực hiện các quyền và trách nhiệm quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 41 của Quy chế này.
2. Đối với nhà chung cư có một chủ sở hữu hoặc nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu mà có dưới 20 căn hộ thì hội nghị nhà chung cư quyết định thành lập Ban quản trị hoặc không thành lập Ban quản trị. Trường hợp thành lập Ban quản trị nhà chung cư thì nguyên tắc hoạt động và mô hình tổ chức của Ban quản trị được quy định như sau:
a) Trường hợp nhà chung cư có một chủ sở hữu thì Ban quản trị nhà chung cư không có tư cách pháp nhân, không có con dấu; Ban quản trị hoạt động theo mô hình quy định tại Khoản 3 Điều 18 và thực hiện các quyền, trách nhiệm quy định tại Khoản 2 Điều 41 của Quy chế này;
b) Trường hợp nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu thì mô hình và nguyên tắc hoạt động của Ban quản trị nhà chung cư được thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều này.
3. Ban quản trị nhà chung cư quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này có nhiệm kỳ hoạt động 03 năm và được bầu lại tại hội nghị nhà chung cư thường niên của năm cuối nhiệm kỳ, trừ trường hợp họp hội nghị nhà chung cư bất thường để bầu thay thế Ban quản trị.
...

Theo đó, Ban quản trị nhà chung cư có nhiệm kỳ hoạt động là 03 năm, hết nhiệm kỳ sẽ bầu lại Ban quản trị tại hội nghị nhà chung cư thường niên của năm cuối nhiệm kỳ.

Hoặc Ban quản trị sẽ được bầu thay thế trong các cuộc họp hội nghị nhà chung cư bất thường.

Tổ chức Hội nghị nhà chung cư thường niên kết hợp bầu Ban quản trị nhiệm kỳ mới thế nào?

Căn cứ khoản 2 Điều 15 Quy chế quản lý, sử dụng nhà chung cư ban hành kèm theo Thông tư 02/2016/TT-BXD có quy định về Hội nghị nhà chung cư thường niên như sau:

...
2. Đối với hội nghị thường niên của tòa nhà chung cư mà kết hợp quyết định một trong các vấn đề sau đây thì phải có tối thiểu 50% đại diện chủ sở hữu căn hộ đã nhận bàn giao tham dự:
a) Bầu thay thế Trưởng ban hoặc Phó ban quản trị do bị miễn nhiệm, bãi miễn hoặc bị chết, mất tích; trường hợp thay thế Phó ban quản trị là đại diện của chủ đầu tư thì chủ đầu tư cử người khác đảm nhận mà không phải tổ chức hội nghị nhà chung cư;
b) Miễn nhiệm hoặc bãi miễn toàn bộ các thành viên Ban quản trị và bầu Ban quản trị mới;
c) Bầu thay thế thành viên Ban quản trị không phải là Trưởng ban, Phó ban do bị miễn nhiệm, bãi miễn hoặc bị chết, mất tích trong trường hợp đã tổ chức lấy ý kiến của các chủ sở hữu nhà chung cư nhưng không đủ số người đồng ý theo quy định tại Điểm b Khoản 3 Điều 26 của Quy chế này hoặc bầu thành viên Ban quản trị nhà chung cư theo quy định tại Điểm b Khoản 4 Điều 26 của Quy chế này.
...

Theo quy định trên thì trước hết khi tổ chức Hội nghị nhà chung cư thường niên kết hợp bầu Ban quản trị nhiệm kỳ mới thì cần phải có tối thiểu 50% đại diện chủ sở hữu căn hộ đã nhận bàn giao tham dự.

Cũng theo quy định tại Điều 15 này (được sửa đổi bởi khoản 25 Điều 1 Thông tư 06/2019/TT-BXD) cũng có quy định:

4. Ban quản trị nhà chung cư có trách nhiệm chuẩn bị nội dung, thông báo thời gian, địa điểm và tổ chức họp hội nghị chính thức cho các chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư; Ban quản trị có thể tổ chức họp trù bị để chuẩn bị các nội dung cho cuộc họp hội nghị chính thức.
5. Trong trường hợp không đủ số người tham dự theo quy định tại Khoản 2 Điều này thì Ban quản trị nhà chung cư có văn bản đề nghị Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức hội nghị nhà chung cư theo quy định tại Khoản 5, Khoản 6 Điều 14 của Quy chế này.
6. Trường hợp qua giám sát, thảo luận tại hội nghị nhà chung cư mà chủ sở hữu nhà chung cư phát hiện hành vi vi phạm về tài chính của Ban quản trị, thành viên Ban quản trị nhà chung cư thì tùy theo mức độ vi phạm, hội nghị nhà chung cư có thể quyết định bãi miễn một, một số hoặc toàn bộ thành viên Ban quản trị nhà chung cư và bầu thay thế các thành viên khác theo quy định tại Khoản 2 hoặc Khoản 3 và Khoản 5 Điều này; nếu người có hành vi vi phạm thuộc diện bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì hội nghị nhà chung cư thông qua quyết định đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét, xử lý trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Trong trường hợp cần thiết, hội nghị nhà chung cư quyết định lập tổ kiểm tra hoặc thuê đơn vị có chuyên môn để kiểm tra sổ sách và việc thu, chi tài chính của Ban quản trị nhà chung cư; trường hợp thuê đơn vị chuyên môn thì các chủ sở hữu, người đang sử dụng nhà chung cư phải đóng góp kinh phí để thanh toán chi phí cho đơn vị này theo thỏa thuận.

Một số quy định về việc tổ chức Hội nghị nhà chung cư theo quy định trên.

Hội nghị nhà chung cư

Hội nghị nhà chung cư (Hình từ Internet)

Những thành phần nào được quyền tham dự Hội nghị nhà chung cư và việc biểu quyết được quy định thế nào?

Căn cứ Điều 16 Quy chế quản lý, sử dụng nhà chung cư ban hành kèm theo Thông tư 02/2016/TT-BXD được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1 Thông tư 06/2019/TT-BXD có quy định về thành phần tham dự và việc biểu quyết tại hội nghị nhà chung cư như sau:

Thành phần tham dự và việc biểu quyết tại hội nghị nhà chung cư
1. Đối với nhà chung cư, cụm nhà chung cư có một chủ sở hữu thì thành phần tham dự hội nghị nhà chung cư bao gồm đại diện chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư và mời đại diện của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có nhà chung cư tham dự.
2. Đối với nhà chung cư, cụm nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu thì thành phần tham dự hội nghị nhà chung cư được quy định như sau:
a) Trường hợp tổ chức hội nghị nhà chung cư lần đầu thì thành phần tham dự bao gồm đại diện chủ đầu tư, đại diện chủ sở hữu căn hộ đã nhận bàn giao, đại diện đơn vị quản lý vận hành nhà chung cư (nếu có) và mời đại diện của Ủy ban nhân dân cấp xã;
b) Trường hợp tổ chức hội nghị nhà chung cư bất thường và hội nghị nhà chung cư thường niên thì thành phần tham dự bao gồm đại diện chủ sở hữu căn hộ đã nhận bàn giao, đại diện chủ đầu tư (nếu chủ đầu tư còn sở hữu diện tích trong nhà chung cư), đại diện đơn vị quản lý vận hành (nếu nhà chung cư phải thuê đơn vị quản lý vận hành) và mời đại diện của Ủy ban nhân dân cấp xã.
3. Quyền biểu quyết tại hội nghị tòa nhà chung cư, cụm nhà chung cư được tính theo diện tích sở hữu riêng của chủ sở hữu căn hộ, chủ sở hữu phần diện tích khác trong nhà chung cư theo nguyên tắc 1 m2 diện tích sở hữu riêng tương đương với 01 phiếu biểu quyết.
4. Chủ sở hữu căn hộ hoặc chủ sở hữu phần diện tích khác trong nhà chung cư được ủy quyền cho chủ sở hữu khác trong nhà chung cư đó hoặc người đang sử dụng nhà chung cư đó tham dự họp và thay mặt chủ sở hữu biểu quyết tại hội nghị nhà chung cư.
Đối với các căn hộ thuộc sở hữu nhà nước (bao gồm cả đối với căn hộ chưa có người sử dụng và căn hộ đã có người sử dụng) thì cơ quan đại diện chủ sở hữu dự họp và thực hiện quyền biểu quyết. Trường hợp các căn hộ đang có người sử dụng mà cơ quan đại diện chủ sở hữu ủy quyền cho người sử dụng tham gia dự họp thì người sử dụng căn hộ tham dự họp và thực hiện biểu quyết tại hội nghị nhà chung cư đối với phần diện tích căn hộ đang sử dụng.
5. Mọi quyết định của hội nghị tòa nhà chung cư, cụm nhà chung cư được thông qua theo nguyên tắc đa số bằng hình thức biểu quyết hoặc bỏ phiếu; nội dung cuộc họp phải được lập thành biên bản, có chữ ký của các thành viên chủ trì và thư ký cuộc họp hội nghị nhà chung cư.

Thành phần tham dự và việc biểu quyết tại hội nghị nhà chung cư được thực hiện theo quy định trên.

Hồ sơ, thủ tục công nhận và thông báo hoạt động của Ban quản trị nhà chung cư bạn có thể xem thêm quy định tại Điều 22, 23 Quy chế này (Được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 06/2019/TT-BXD).

>>Xem thêm: Tổng hợp các quy định hiện hành về Nhà chung cư tải

Hội nghị nhà chung cư
Ban quản trị nhà chung cư
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Hội nghị nhà chung cư thường niên tổ chức bao nhiêu lần một năm?
Pháp luật
Hội nghị nhà chung cư lần đầu của cụm nhà chung cư sẽ được tổ chức vào khi nào theo Thông tư 05?
Pháp luật
Việc xây dựng Bản nội quy quản lý, sử dụng nhà chung cư đính kèm hợp đồng mua bán, thuê mua căn hộ được quy định như thế nào?
Pháp luật
Chế độ kế toán và thực hiện kê khai thuế đối với Ban quản trị nhà chung cư được quy định như thế nào?
Pháp luật
Nhà chung cư có bắt buộc phải thành lập Ban quản trị nhà chung cư không? Ban quản trị nhà chung cư có được hưởng thù lao không?
Pháp luật
Cơ quan nào có trách nhiệm tổ chức Hội nghị nhà chung cư lần đầu khi chủ đầu tư chấm dứt hoạt động do bị phá sản?
Pháp luật
Nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu thì có bắt buộc phải thành lập Ban quản trị nhà chung cư không? Ban quản trị nhà chung cư được tổ chức và hoạt động theo mô hình nào?
Pháp luật
Thành phần tham dự hội nghị nhà chung cư bao gồm những ai? Phiếu biểu quyết tại hội nghị nhà chung cư có tính theo số người tham dự hội nghị không?
Pháp luật
Ban quản trị nhà chung cư được thành lập có tư cách pháp nhân hay không? Hồ sơ, thủ tục công nhận ban quản trị nhà chung cư được thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Phiếu biểu quyết tại hội nghị nhà chung cư được tính theo người tham gia hội nghị nhà chung cư có đúng không?
Pháp luật
Khi thành lập Ban quản trị nhà chung cư thì phải đảm bảo tiêu chuẩn Ban quản trị nhà chung cư như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Hội nghị nhà chung cư
15,258 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Hội nghị nhà chung cư Ban quản trị nhà chung cư

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Hội nghị nhà chung cư Xem toàn bộ văn bản về Ban quản trị nhà chung cư

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào