Tổ chức hoạt động tư vấn phòng chống HIV/AIDS trong cơ sở y tế đảm bảo các nguyên tắc chung nào?
Quy trình tư vấn phòng chống HIV/AIDS được pháp luật quy định như thế nào?
Quy trình tư vấn phòng chống HIV/AIDS quy định ở Điều 8 Thông tư 01/2015/TT-BYT cụ thể:
- Trường hợp đối tượng chủ động đề xuất:
+ Được tư vấn về dự phòng trong phòng, chống HIV/AIDS: nhân viên y tế thực hiện tư vấn cho người bệnh theo quy định tại Điều 4 Thông tư này;
+ Được xét nghiệm HIV: nhân viên y tế thực hiện tư vấn cho người bệnh theo quy định tại Điều 5 Thông tư này nếu nhân viên đó đáp ứng đủ điều kiện theo quy định tại Khoản 3 Điều 2 Thông tư này. Trường hợp nhân viên y tế thực hiện tư vấn chưa đáp ứng đủ điều kiện theo quy định tại Khoản 3 Điều 2 Thông tư này thì phải giới thiệu đến nhân viên tư vấn.
- Trong quá trình khám bệnh, chữa bệnh, nhân viên y tế có trách nhiệm tư vấn hoặc giới thiệu đến nhân viên tư vấn để tư vấn thực hiện xét nghiệm HIV khi gặp các đối tượng sau:
+ Người có hành vi nguy cơ cao;
+ Người mắc bệnh lao;
+ Người mắc các nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục;
+ Người nhiễm vi rút viêm gan C;
+ Phụ nữ mang thai;
+ Con của người nhiễm HIV;
+ Người phơi nhiễm với HIV;
+ Người bệnh đã được khám lâm sàng và xét nghiệm cận lâm sàng nhưng không phát hiện được nguyên nhân gây bệnh hoặc có các triệu chứng lâm sàng nghi ngờ nhiễm HIV theo các quy định tại Quyết định số 3003/QĐ-BYT ngày 19 tháng 8 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị HIV/AIDS.
- Sau khi tư vấn trước xét nghiệm HIV, nếu người được tư vấn đồng ý thực hiện xét nghiệm HIV thì hướng dẫn người được tư vấn:
+ Ký đồng ý làm xét nghiệm HIV vào bệnh án nếu người được tư vấn là người bệnh đang được điều trị nội trú;
+ Điền và ký phiếu xác nhận đồng ý xét nghiệm HIV theo mẫu quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này đối nếu người được tư vấn không thuộc đối tượng quy định tại Điểm a Khoản này.
- Đối với người dưới 16 tuổi hoặc mất năng lực hành vi dân sự thì phải tư vấn cho cha, mẹ hoặc người giám hộ hợp pháp của người đó (sau đây gọi là người đại diện hợp pháp), trường hợp người đại diện hợp pháp đồng ý làm xét nghiệm HIV thì hướng dẫn người đó ký giấy tờ theo quy định tại khoản 3 Điều này.
- Trong quá trình tư vấn, nhân viên tư vấn có trách nhiệm giới thiệu người được tư vấn đến các dịch vụ chăm sóc, điều trị và dự phòng lây nhiễm HIV phù hợp với tình trạng thực tế của người được tư vấn:
+ Dịch vụ y tế: chẩn đoán, điều trị và điều trị dự phòng nhiễm trùng cơ hội, điều trị bằng thuốc kháng HIV; dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con; chẩn đoán và điều trị lao; các nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục; điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế; chăm sóc sức khỏe sinh sản;
+ Các dịch vụ can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV và hỗ trợ xã hội khác.
Tư vấn phòng chống HIV/AIDS (Hình từ Internet)
Tổ chức hoạt động tư vấn phòng chống HIV/AIDS trong cơ sở y tế đảm bảo các nguyên tắc chung nào?
Nguyên tắc chung tổ chức hoạt động tư vấn phòng chống HIV/AIDS trong cơ sở y tế Điều 3 Thông tư 01/2015/TT-BYT cụ thể:
- Bảo đảm tính bí mật thông tin của người được tư vấn.
- Bảo đảm tư vấn theo đúng nội dung quy trình theo quy định của pháp luật.
- Việc thông báo kết quả xét nghiệm dương tính thực hiện theo quy định tại Thông tư 01/2010/TT-BYT quy định trách nhiệm, trình tự thông báo kết quả xét nghiệm HIV dương tính (tuy nhiên văn bản này hiện tại đã hết hiệu lực và được thay thế bằng Thông tư 04/2023/TT-BYT) và Thông tư 09/2012/TT-BYT hướng dẫn giám sát dịch tễ học HIV/AIDS và giám sát các nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục (tuy nhiên văn bản này hiện tại đã hết hiệu lực và đang được thay thế bằng Thông tư 07/2023/TT-BYT).
- Bảo đảm giới thiệu chuyển gửi người có kết quả HIV dương tính đến dịch vụ chăm sóc, điều trị và dự phòng lây nhiễm HIV.
Tổ chức hoạt động tư vấn phòng chống HIV/AIDS trong cơ sở y tế theo hình thức nào?
Hình thức tư vấn phòng chống HIV/AIDS trong cơ sở y tế quy định ở Điều 7 Thông tư 01/2015/TT-BYT cụ thể:
Hình thức tư vấn
1. Hình thức tư vấn gồm:
a) Tư vấn nhóm;
b) Tư vấn cặp vợ, chồng hoặc hai người có quan hệ tình dục với nhau;
c) Tư vấn cá nhân.
2. Việc lựa chọn hình thức tư vấn tùy thuộc vào quy mô người bệnh, nhu cầu cụ thể của mỗi người bệnh. Không áp dụng tư vấn nhóm đối với tư vấn sau xét nghiệm HIV cho người bệnh có kết quả xét nghiệm HIV dương tính.
Như vậy, tổ chức hoạt động tư vấn phòng chống HIV/AIDS trong cơ sở y tế theo hình thức sau:
- Tư vấn nhóm;
- Tư vấn cặp vợ, chồng hoặc hai người có quan hệ tình dục với nhau;
- Tư vấn cá nhân.
Lưu ý: Việc lựa chọn hình thức tư vấn tùy thuộc vào quy mô người bệnh, nhu cầu cụ thể của mỗi người bệnh.
Không áp dụng tư vấn nhóm đối với tư vấn sau xét nghiệm HIV cho người bệnh có kết quả xét nghiệm HIV dương tính.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Sĩ quan thuộc lực lượng vũ trang nhân dân được điều động theo yêu cầu quốc phòng, an ninh có được thuê nhà ở công vụ không?
- Nhà đầu tư có được ủy quyền cho công ty điều hành huy động vốn cho dự án dầu khí ở nước ngoài không?
- Kế hoạch tài chính 05 năm xác định các mục tiêu gì? Kế hoạch tài chính 05 năm được sử dụng để làm gì?
- Được chuyển mục đích sử dụng đất rừng sản xuất thành đất thổ cư không? Hạn mức giao đất rừng sản xuất là bao nhiêu?
- Hồ sơ đăng ký giao dịch ngoại hối liên quan đến đầu tư ra nước ngoài trong hoạt động dầu khí theo Nghị định 132?