Tổ chức hoạt động nhà xuất bản khi chưa được cấp giấy phép thành lập nhà xuất bản thì bị xử phạt thế nào?
- Tổ chức hoạt động nhà xuất bản khi chưa được cấp giấy phép thành lập nhà xuất bản thì bị xử phạt thế nào?
- Trưởng đoàn thanh tra của Cục Xuất bản được quyền xử phạt tổ chức hoạt động nhà xuất bản khi chưa được cấp giấy phép thành lập nhà xuất bản không?
- Thời hiệu xử phạt đối với tổ chức hoạt động nhà xuất bản khi chưa được cấp giấy phép thành lập nhà xuất bản là bao lâu?
Tổ chức hoạt động nhà xuất bản khi chưa được cấp giấy phép thành lập nhà xuất bản thì bị xử phạt thế nào?
Căn cứ khoản 7, khoản 8 Điều 22 Nghị định 119/2020/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về giấy phép, điều kiện hoạt động xuất bản như sau:
Vi phạm quy định về giấy phép, điều kiện hoạt động xuất bản
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không gửi thông báo bằng văn bản đến Bộ Thông tin và Truyền thông khi thay đổi trụ sở làm việc của nhà xuất bản;
b) Không đề nghị cấp lại giấy phép thành lập văn phòng đại diện của nhà xuất bản nước ngoài hoặc tổ chức phát hành xuất bản phẩm nước ngoài tại Việt Nam khi giấy phép bị mất, bị hư hỏng;
c) Không thực hiện việc điều chỉnh, bổ sung thông tin trong giấy phép thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam của nhà xuất bản nước ngoài hoặc tổ chức phát hành xuất bản phẩm nước ngoài khi thay đổi người đứng đầu, tên gọi, nội dung hoạt động của văn phòng đại diện.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi thay đổi một trong các nội dung sau đây mà không có giấy phép cấp đổi giấy phép thành lập nhà xuất bản: Thay đổi cơ quan chủ quản, tên gọi của cơ quan chủ quản nhà xuất bản và tên nhà xuất bản; thay đổi loại hình tổ chức của nhà xuất bản; thay đổi tôn chỉ, mục đích, đối tượng phục vụ, xuất bản phẩm chủ yếu của nhà xuất bản.
...
7. Phạt tiền từ 140.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với hành vi hoạt động nhà xuất bản khi chưa được cấp giấy phép thành lập nhà xuất bản.
8. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thu hồi xuất bản phẩm đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 7 Điều này;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 7 Điều này.
Theo khoản 2 Điều 4 Nghị định 119/2020/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền như sau:
Mức phạt tiền và thẩm quyền xử phạt
...
2. Mức phạt tiền đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại các Chương II và Chương III Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với tổ chức, trừ các hành vi vi phạm quy định tại Điều 6 Nghị định này là mức phạt tiền đối với cá nhân.
...
Theo quy định trên, tổ chức hoạt động nhà xuất bản khi chưa được cấp giấy phép thành lập nhà xuất bản có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 140.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng.
Đồng thời tổ chức vi phạm còn bị buộc thu hồi xuất bản phẩm và buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp đối với hành vi vi phạm.
Hoạt động nhà xuất bản (Hình từ Internet)
Trưởng đoàn thanh tra của Cục Xuất bản được quyền xử phạt tổ chức hoạt động nhà xuất bản khi chưa được cấp giấy phép thành lập nhà xuất bản không?
Theo quy định tại Điều 40 Nghị định 119/2020/NĐ-CP, được bổ sung bởi khoản 29 Điều 2 Nghị định 14/2022/NĐ-CP về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của thanh tra như sau:
Phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính
1. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của thanh tra:
...
d) Trưởng đoàn thanh tra của Cục Xuất bản, In và Phát hành có quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5 và 6 Điều 22; Điều 23; các khoản 1, 2 và 3 Điều 24; Điều 25; Điều 26; Điều 27; các khoản 1, 2, 3, 4, 5 và 6 Điều 28; Điều 28a; các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 28b; Điều 28c; Điều 29; Điều 30; các khoản 1 và 2 Điều 31; Điều 32 và Điều 32a Nghị định này;
...
Theo đó, dựa trên phân định thẩm quyền xử phạt thì Trưởng đoàn thanh tra của Cục Xuất bản không có quyền xử phạt tổ chức hoạt động nhà xuất bản khi chưa được cấp giấy phép thành lập nhà xuất bản.
Thời hiệu xử phạt đối với tổ chức hoạt động nhà xuất bản khi chưa được cấp giấy phép thành lập nhà xuất bản là bao lâu?
Căn cứ khoản 4 Điều 4 Nghị định 119/2020/NĐ-CP, được bổ sung bởi điểm b khoản 5 Điều 2 Nghị định 14/2022/NĐ-CP quy định về thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính như sau:
Mức phạt tiền và thẩm quyền xử phạt
...
4. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính:
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, hoạt động xuất bản và hoạt động in là 02 năm.
Việc xác định hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc, hành vi vi phạm hành chính đang được thực hiện để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được áp dụng theo khoản 1 Điều 8 Nghị định số 118/2021/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2021 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính.
...
Như vậy, thời hiệu xử phạt đối với tổ chức hoạt động nhà xuất bản khi chưa được cấp giấy phép thành lập nhà xuất bản là 02 năm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Kinh nghiệm thực hiện dự án của nhà đầu tư thuộc E HSMST dự án PPP theo Thông tư 15 mới nhất?
- Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nhà báo Việt Nam có nhiệm kỳ bao lâu? Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nhà báo biểu quyết bằng hình thức nào?
- Xúi giục, đe dọa người khác phá thai bị xử lý như thế nào? Pháp luật có cấm phá thai hay không?
- Năm cá nhân số 3 năm 2025 có ý nghĩa gì? Cách tính năm cá nhân 2025 theo thần số học chi tiết?
- Xe khách chở quá số lượng người vào dịp Tết Âm lịch từ năm 2025 sẽ bị xử phạt bao nhiêu? Có bị trừ điểm giấy phép lái xe?