Tổ chức gửi giống khảo nghiệm tính khác biệt, tính đồng nhất và tính ổn định giống lúa trước thời vụ gieo trồng tối thiểu bao nhiêu ngày?
- Khối lượng mẫu hạt giống gửi khảo nghiệm tính khác biệt, tính đồng nhất và tính ổn định giống lúa là bao nhiêu?
- Chất lượng hạt giống gửi khảo nghiệm tính khác biệt, tính đồng nhất và tính ổn định giống lúa như thế nào?
- Tổ chức gửi giống khảo nghiệm tính khác biệt, tính đồng nhất và tính ổn định giống lúa trước thời vụ gieo trồng tối thiểu bao nhiêu ngày?
- Tổ chức đăng ký khảo nghiệm tính khác biệt, tính đồng nhất và tính ổn định giống lúa thì xác định giống đối chứng như thế nào?
Khối lượng mẫu hạt giống gửi khảo nghiệm tính khác biệt, tính đồng nhất và tính ổn định giống lúa là bao nhiêu?
Căn cứ theo tiết 4.3.1 tiểu mục 4.3 Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13382-1:2021 quy định về yêu cầu về khảo nghiệm như sau:
Yêu cầu về khảo nghiệm
...
4.3 Vật liệu khảo nghiệm
4.3.1 Giống khảo nghiệm
4.3.1.1 Khối lượng mẫu hạt giống gửi khảo nghiệm
Phải đảm bảo đủ cho khảo nghiệm và lưu mẫu tối thiểu như sau:
Giống lúa thuần, lúa lai F1: 3 kg/giống
Dòng mẹ bất dục đực tế bào chất (dòng A), dòng duy trì tính bất dục (dòng B), dòng phục hồi (dòng R) (đối với lúa lai 3 dòng) và dòng bất dục đực mẫn cảm nhiệt độ, dòng bố (đối với lúa lai 2 dòng): 2 kg/dòng.
Trong trường hợp cần thiết, tổ chức khảo nghiệm có thể yêu cầu gửi thêm mỗi giống 100 bông. Các bông phải điển hình, không có dấu hiệu bị sâu bệnh, số hạt trên mỗi bông phải đủ theo yêu cầu thí nghiệm hàng - bông để kiểm tra tính đồng nhất.
Mẫu lưu được bảo quản tại tổ chức khảo nghiệm trong điều kiện theo quy định tại 4.1.
...
Theo đó, khối lượng mẫu hạt giống gửi khảo nghiệm tính khác biệt, tính đồng nhất và tính ổn định giống lúa phải đảm bảo đủ cho khảo nghiệm và lưu mẫu tối thiểu theo quy định cụ thể trên.
Khảo nghiệm tính khác biệt, tính đồng nhất và tính ổn định giống lúa (Hình từ Internet)
Chất lượng hạt giống gửi khảo nghiệm tính khác biệt, tính đồng nhất và tính ổn định giống lúa như thế nào?
Căn cứ theo tiết 4.3.1 tiểu mục 4.3 Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13382-1:2021 quy định về yêu cầu về khảo nghiệm như sau:
Yêu cầu về khảo nghiệm
...
4.3 Vật liệu khảo nghiệm
4.3.1 Giống khảo nghiệm
...
4.3.1.2 Chất lượng hạt giống gửi khảo nghiệm
Đảm bảo tối thiểu tương đương với cấp xác nhận đối với lúa thuần hoặc chất lượng hạt lai F1 đối với lúa lai theo quy định hiện hành (ngoại trừ chỉ tiêu hạt khác giống).
Giống gửi khảo nghiệm không được xử lý trước bằng bất kỳ hình thức nào, trừ khi tổ chức khảo nghiệm yêu cầu và phải ghi lại đầy đủ thông tin trong quá trình xử lý.
Như vậy, chất lượng hạt giống gửi khảo nghiệm đảm bảo tối thiểu tương đương với cấp xác nhận đối với lúa thuần hoặc chất lượng hạt lai F1 đối với lúa lai theo quy định hiện hành (ngoại trừ chỉ tiêu hạt khác giống).
Giống gửi khảo nghiệm không được xử lý trước bằng bất kỳ hình thức nào, trừ khi tổ chức khảo nghiệm yêu cầu và phải ghi lại đầy đủ thông tin trong quá trình xử lý.
Tổ chức gửi giống khảo nghiệm tính khác biệt, tính đồng nhất và tính ổn định giống lúa trước thời vụ gieo trồng tối thiểu bao nhiêu ngày?
Căn cứ theo tiết 4.3.1 tiểu mục 4.3 Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13382-1:2021 quy định về yêu cầu về khảo nghiệm như sau:
Yêu cầu về khảo nghiệm
...
4.3 Vật liệu khảo nghiệm
4.3.1 Giống khảo nghiệm
...
4.3.1.3 Thời gian gửi giống khảo nghiệm
Tổ chức, cá nhân gửi giống khảo nghiệm trước thời vụ gieo trồng tối thiểu 20 ngày. Khi gửi giống phải có tờ khai theo quy định tại Phụ lục B.
Theo đó, tổ chức gửi giống khảo nghiệm trước thời vụ gieo trồng tối thiểu 20 ngày. Khi gửi giống phải có tờ khai theo quy định tại Phụ lục B.
Tổ chức đăng ký khảo nghiệm tính khác biệt, tính đồng nhất và tính ổn định giống lúa thì xác định giống đối chứng như thế nào?
Căn cứ theo tiết 4.3.2 tiểu mục 4.3 Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13382-1:2021 quy định về yêu cầu về khảo nghiệm như sau:
Yêu cầu về khảo nghiệm
...
4.3 Vật liệu khảo nghiệm
...
4.3.2 Giống đối chứng
4.3.2.1 Xác định giống đối chứng
Trong Tờ khai kỹ thuật đăng ký khảo nghiệm tổ chức, cá nhân đăng ký khảo nghiệm có thể đề xuất các giống tương tự với giống khảo nghiệm làm giống đối chứng và ghi rõ những tính trạng khác biệt so với giống khảo nghiệm. Tổ chức khảo nghiệm xác định các giống được chọn làm giống đối chứng.
4.3.2.2 Chất lượng hạt giống đối chứng
Giống đối chứng được lấy từ bộ mẫu chuẩn của tổ chức khảo nghiệm. Trường hợp cần thiết tổ chức khảo nghiệm đề nghị tổ chức, cá nhân đăng ký khảo nghiệm cung cấp giống đối chứng và tổ chức, cá nhân đăng ký khảo nghiệm phải có bằng chứng xác nhận chất lượng giống đối chứng cung cấp. Chất lượng giống đối chứng đảm bảo tối thiểu tương đương với cấp xác nhận đối với lúa thuần hoặc chất lượng hạt lai F1 đối với lúa lai theo quy định hiện hành.
Theo đó, trong Tờ khai kỹ thuật đăng ký khảo nghiệm tổ chức đăng ký khảo nghiệm có thể đề xuất các giống tương tự với giống khảo nghiệm làm giống đối chứng và ghi rõ những tính trạng khác biệt so với giống khảo nghiệm. Tổ chức khảo nghiệm xác định các giống được chọn làm giống đối chứng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Điểm bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 Hưng Yên? Lịch bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 Hưng Yên chi tiết?
- Năm cá nhân số 5 năm 2025 có ý nghĩa gì? Hành vi xem thần số học có phải là mê tín dị đoan không?
- Điểm bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 Ninh Bình? Lịch bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 Ninh Bình chi tiết?
- Bài phát biểu gặp mặt đầu xuân 2025? Mẫu bài phát biểu gặp mặt đầu xuân 2025 hay, ngắn gọn?
- Mẫu thỏa thuận liên danh thuộc E HSMST dự án PPP theo Thông tư 15 là mẫu nào? Tải về mẫu thỏa thuận liên danh?