Tổ chức giám định quyền tác giả, quyền liên quan có những quyền và nghĩa vụ gì theo quy định mới?
Tổ chức giám định quyền tác giả, quyền liên quan là tổ chức gì?
Căn cứ Nghị định 17/2023/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả, quyền liên quan.
Tại khoản 1 Điều 95 Nghị định 17/2023/NĐ-CP có quy định như sau:
Tổ chức giám định quyền tác giả, quyền liên quan
1. Tổ chức giám định quyền tác giả, quyền liên quan là tổ chức đáp ứng điều kiện quy định tại các khoản 2 và 2a Điều 201 của Luật Sở hữu trí tuệ, quy định của pháp luật có liên quan và được cấp Giấy chứng nhận tổ chức giám định quyền tác giả, quyền liên quan (sau đây gọi là Giấy chứng nhận tổ chức giám định).
Kết hợp với quy định tại Điều 201 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 78 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022, tổ chức giám định quyền tác giả, quyền liên quan là tổ chức đáp ứng các điều kiện sau:
- Có ít nhất 1 cá nhân có Thẻ giám định viên sở hữu trí tuệ được thực hiện hoạt động giám định về sở hữu trí tuệ;
- Tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài hành nghề tại Việt Nam không được kinh doanh dịch vụ giám định sở hữu trí tuệ;
- Được cấp Giấy chứng nhận tổ chức giám định quyền tác giả, quyền liên quan (Giấy chứng nhận tổ chức giám định).
Tổ chức giám định quyền tác giả, quyền liên quan có những quyền và nghĩa vụ gì theo quy định mới? (Hình từ Internet)
Tổ chức giám định quyền tác giả, quyền liên quan có những quyền gì?
Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 95 Nghị định 17/2023/NĐ-CP như sau:
Tổ chức giám định quyền tác giả, quyền liên quan
...
2. Tổ chức giám định quyền tác giả, quyền liên quan có các quyền sau đây:
a) Thuê giám định viên quyền tác giả, quyền liên quan thực hiện giám định theo các vụ việc;
b) Đề nghị tổ chức, cá nhân cung cấp các thông tin, tài liệu có liên quan đến đối tượng giám định để thực hiện việc giám định, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;
c) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, theo quy định, tổ chức giám định quyền tác giả, quyền liên quan có 03 quyền nêu trên.
Nghĩa vụ của tổ chức giám định quyền tác giả, quyền liên quan được quy định thế nào?
Tại khoản 3 Điều 95 Nghị định 17/2023/NĐ-CP có quy định về nghĩa vụ của tổ chức giám định quyền tác giả, quyền liên quan như sau:
Tổ chức giám định quyền tác giả, quyền liên quan
...
3. Tổ chức giám định quyền tác giả, quyền liên quan có các nghĩa vụ sau đây:
a) Hoạt động theo đúng lĩnh vực giám định ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động và Giấy chứng nhận tổ chức giám định;
b) Thực hiện việc giám định theo nguyên tắc quy định tại khoản 4 Điều 201 của Luật Sở hữu trí tuệ;
c) Bảo quản, lưu trữ các tài liệu, hồ sơ liên quan đến vụ việc giám định;
d) Giữ bí mật các thông tin, tài liệu theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân yêu cầu giám định và phải bồi thường thiệt hại trong trường hợp tiết lộ bí mật thông tin gây thiệt hại cho tổ chức, cá nhân có liên quan;
đ) Từ chối tiếp nhận và thực hiện giám định trong trường hợp pháp luật khác có quy định bắt buộc phải từ chối giám định;
e) Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo tình hình hoạt động giám định theo định kỳ 6 tháng và hàng năm bằng văn bản gửi về cơ quan chuyên môn quản lý nhà nước về quyền tác giả, quyền liên quan của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
g) Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Theo đó, tổ chức giám định quyền tác giả, quyền liên quan có các nghĩa vụ nêu trên.
Đồng thời, khi thực hiện hoạt động giám định, cần tuân theo nguyên tắc quy định tại khoản 4 Điều 201 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi bởi điểm b khoản 78 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022 như sau:
Giám định về sở hữu trí tuệ
...
4. Nguyên tắc thực hiện giám định bao gồm:
a) Tuân thủ pháp luật, tuân theo trình tự, thủ tục giám định;
b) Trung thực, chính xác, khách quan, vô tư, kịp thời;
c) Chỉ kết luận về chuyên môn những vấn đề trong phạm vi được yêu cầu;
d) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết luận giám định;
đ) Chi phí giám định được xác định theo thỏa thuận giữa người có yêu cầu giám định và tổ chức, cá nhân giám định.
Như vậy, nghĩa vụ của tổ chức giám định quyền tác giả, quyền liên quan được xác định theo nội dung nêu trên.
Hoạt động giám định quyền tác giả, quyền liên quan gồm những nội dung gì?
Căn cứ quy định tại Điều 92 Nghị định 17/2023/NĐ-CP, giám định quyền tác giả và quyền liên quan có những nội dung sau:
- Xác định căn cứ phát sinh quyền tác giả, quyền liên quan;
- Xác định đối tượng được xem xét có đáp ứng các điều kiện để bị coi là yếu tố xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan hay không;
- Xác định có hay không sự trùng, tương đương, tương tự, gây nhầm lẫn, khó phân biệt hoặc sao chép giữa đối tượng được xem xét với đối tượng được bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan;
- Xác định giá trị quyền tác giả, quyền liên quan, xác định giá trị thiệt hại theo quy định của pháp luật về giá.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tiêu chuẩn để xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp vũ trang quần chúng theo Thông tư 93 như thế nào?
- Người thuê nhà ở công vụ có được đề nghị đơn vị quản lý vận hành nhà ở sửa chữa kịp thời hư hỏng của nhà ở công vụ không?
- Giám đốc quản lý dự án hạng 2 của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án phải đáp ứng điều kiện năng lực như thế nào?
- Tổ chức, cá nhân không niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ trong kinh doanh bị xử phạt bao nhiêu tiền từ 12/7/2024?
- Dấu dưới hình thức chữ ký số có phải là dấu của doanh nghiệp? Làm giả con dấu của doanh nghiệp bị phạt bao nhiêu tiền?