Tổ chức gây ra sự cố môi trường có bắt buộc phải chi trả toàn bộ các chi phí tổ chức ứng phó sự cố môi trường, phục hồi môi trường không?

Tôi có thắc mắc muốn được giải đáp như sau tổ chức gây ra sự cố môi trường có bắt buộc phải chi trả toàn bộ các chi phí tổ chức ứng phó sự cố môi trường, phục hồi môi trường không? Câu hỏi của anh K.G.T đến từ TP.HCM.

Tổ chức gây ra sự cố môi trường có bắt buộc phải chi trả toàn bộ các chi phí tổ chức ứng phó sự cố môi trường, phục hồi môi trường không?

Căn cứ tại Điều 128 Luật Bảo vệ môi trường 2020 về tài chính cho ứng phó sự cố môi trường như sau:

Tài chính cho ứng phó sự cố môi trường
1. Tổ chức, cá nhân gây ra sự cố môi trường có trách nhiệm chi trả kịp thời, toàn bộ các chi phí tổ chức ứng phó sự cố môi trường, phục hồi môi trường; trường hợp Nhà nước tổ chức ứng phó sự cố môi trường và phục hồi môi trường thì tổ chức, cá nhân gây ra sự cố môi trường có trách nhiệm thanh toán chi phí tổ chức ứng phó sự cố môi trường, phục hồi môi trường cho Nhà nước theo quy định của pháp luật.
2. Sự cố môi trường không xác định được nguyên nhân hoặc không xác định được tổ chức, cá nhân gây ra sự cố môi trường thì chi phí tổ chức ứng phó sự cố môi trường và phục hồi môi trường do Nhà nước chi trả.
3. Nguồn kinh phí tổ chức ứng phó sự cố môi trường và phục hồi môi trường quy định tại khoản 2 Điều này được bố trí từ ngân sách nhà nước và các nguồn kinh phí khác theo quy định của pháp luật.
4. Nhân công, vật tư, phương tiện được sử dụng, huy động để ứng phó sự cố môi trường được bồi hoàn và thanh toán theo quy định của pháp luật.

Như vậy, tổ chức, cá nhân gây ra sự cố môi trường có trách nhiệm chi trả kịp thời, toàn bộ các chi phí tổ chức ứng phó sự cố môi trường, phục hồi môi trường.

Tổ chức gây ra sự cố môi trường có bắt buộc phải chi trả toàn bộ các chi phí tổ chức ứng phó sự cố môi trường phục hồi môi trường không?

Tổ chức gây ra sự cố môi trường có bắt buộc phải chi trả toàn bộ các chi phí tổ chức ứng phó sự cố môi trường, phục hồi môi trường không? (Hình từ Internet)

Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm về phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường như thế nào?

Căn cứ tại khoản 3 Điều 127 Luật Bảo vệ môi trường 2020 và điểm b Khoản 7 Điều 54 Luật Phòng thủ dân sự 2023 về trách nhiệm về phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường của Bộ, cơ quan ngang Bộ và cơ quan chuyên môn các cấp.

Theo đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm sau đây:

- Xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế ứng phó sự cố chất thải; hướng dẫn kỹ thuật về phòng ngừa, ứng phó sự cố chất thải;

- Tham gia tổ chức ứng phó sự cố môi trường cấp quốc gia theo phân công của Ban chỉ đạo Phòng thủ dân sự quốc gia;

- Chỉ đạo tổ chức thực hiện phục hồi môi trường sau sự cố môi trường cấp quốc gia; hướng dẫn kỹ thuật phục hồi môi trường sau sự cố môi trường.

Chính sách của Nhà nước về bảo vệ môi trường được quy định cụ thể như thế nào?

Theo quy định tại Điều 5 Luật Bảo vệ môi trường 2020 thì chính sách của Nhà nước về bảo vệ môi trường được quy định cụ thể như sau

- Tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân tham gia thực hiện, kiểm tra, giám sát hoạt động bảo vệ môi trường.

- Tuyên truyền, giáo dục kết hợp với biện pháp hành chính, kinh tế và biện pháp khác để tăng cường việc tuân thủ pháp luật về bảo vệ môi trường, xây dựng văn hóa bảo vệ môi trường.

- Chú trọng bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên; khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên; phát triển năng lượng sạch và năng lượng tái tạo; phát triển hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường.

- Ưu tiên xử lý ô nhiễm môi trường, phục hồi hệ sinh thái tự nhiên bị suy thoái, chú trọng bảo vệ môi trường khu dân cư.

- Đa dạng hóa các nguồn vốn đầu tư cho bảo vệ môi trường; bố trí khoản chi riêng cho bảo vệ môi trường trong ngân sách nhà nước với tỷ lệ tăng dần theo khả năng của ngân sách nhà nước và yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ môi trường; ưu tiên nguồn kinh phí cho các nhiệm vụ trọng điểm về bảo vệ môi trường.

- Bảo đảm quyền lợi của tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân đóng góp cho hoạt động bảo vệ môi trường; ưu đãi, hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường; thúc đẩy sản phẩm, dịch vụ thân thiện môi trường.

- Tăng cường nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ xử lý ô nhiễm, tái chế, xử lý chất thải; ưu tiên chuyển giao và áp dụng công nghệ tiên tiến, công nghệ cao, công nghệ thân thiện môi trường, kỹ thuật hiện có tốt nhất; tăng cường đào tạo nguồn nhân lực về bảo vệ môi trường.

- Tôn vinh, khen thưởng cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân có đóng góp tích cực trong hoạt động bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.

- Mở rộng, tăng cường hội nhập, hợp tác quốc tế và thực hiện cam kết quốc tế về bảo vệ môi trường.

- Thực hiện sàng lọc dự án đầu tư theo tiêu chí về môi trường; áp dụng công cụ quản lý môi trường phù hợp theo từng giai đoạn của chiến lược, quy hoạch, chương trình và dự án đầu tư.

- Lồng ghép, thúc đẩy các mô hình kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh trong xây dựng và thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án phát triển kinh tế - xã hội.

Sự cố môi trường
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Sau sự cố môi trường, cơ quan nào có thẩm quyền phê duyệt và chỉ đạo tổ chức thực hiện kế hoạch phục hồi môi trường?
Pháp luật
Sự cố môi trường trong cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thuộc sự cố môi trường cấp nào trong hoạt động bảo vệ môi trường?
Pháp luật
Tổ chức gây ra sự cố môi trường có bắt buộc phải chi trả toàn bộ các chi phí tổ chức ứng phó sự cố môi trường, phục hồi môi trường không?
Pháp luật
Chương trình tăng cường năng lực phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường cấp quốc gia có mục tiêu đến năm 2030 như thế nào?
Pháp luật
Chương trình tăng cường năng lực phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường cấp quốc gia đến năm 2030 như thế nào?
Pháp luật
Trách nhiệm phòng ngừa sự cố môi trường thuộc về ai? Ứng phó sự cố môi trường được thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Sự cố môi trường không xác định được đối tượng gây ra thì chi phí ứng phó và phục hồi môi trường được lấy từ đâu?
Pháp luật
Cục Biển và Hải đảo Việt Nam thực hiện ứng phó với sự cố môi trường biển như thế nào? Ủy viên thuộc Cục có trách nhiệm gì trong việc phòng chống thiên tai?
Pháp luật
Người vi phạm quy định về khắc phục sự cố môi trường gây thiệt hại 10 tỷ đồng thì bị phạt tù bao nhiêu năm?
Pháp luật
Cá nhân vi phạm quy định về phòng ngừa sự cố môi trường để xảy ra sự cố môi trường sẽ bị xử phạt như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Sự cố môi trường
337 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Sự cố môi trường
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào