Tổ chức được phép khai thác khoáng sản phải có trách nhiệm gì đối với khoáng sản chưa khai thác? Phải làm gì sau khi thực hiện cắm mốc?
Quyền lợi của địa phương nơi có khoáng sản được khai thác là gì?
Theo Điều 15 Nghị định 158/2016/NĐ-CP quy định về quyền lợi địa phương nơi có khoáng sản được khai thác cụ thể như sau
(1) Căn cứ thực tế nguồn thu hàng năm từ hoạt động khai thác khoáng sản, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua dự toán chi ngân sách hỗ trợ để nâng cấp, cải tạo các hạng mục công trình cho địa phương nơi có khoáng sản được khai thác quy định tại khoản 2 Điều này.
(2) Các hạng mục công trình được hỗ trợ để nâng cấp, cải tạo phải đáp ứng các điều kiện và tiêu chí sau đây:
- Là đường giao thông cấp huyện, xã bị ảnh hưởng trực tiếp do vận chuyển đất đá thải, khoáng sản đã khai thác;
- Là các công trình phúc lợi nằm trên địa bàn huyện, xã nơi có khoáng sản được khai thác gồm: Trường học, cơ sở khám chữa bệnh, nhà văn hóa, hệ thống cung cấp nước sạch; công trình xử lý môi trường.
Tổ chức được phép khai thác khoáng sản phải có trách nhiệm gì đối với khoáng sản chưa khai thác?
Trách nhiệm bảo vệ khoáng sản chưa khai thác của Ủy ban nhân dân xã?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 17 Nghị định 158/2016/NĐ-CP quy định về trách nhiệm bảo vệ khoáng sản chưa khai thác của Ủy ban nhân dân các cấp, theo đó Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm:
- Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về khoáng sản đến thôn/bản/xóm; vận động nhân dân địa phương không khai thác, thu mua, tàng trữ, vận chuyển khoáng sản trái phép, phát hiện và tố giác tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản trái phép; thực hiện Phương án bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn;
- Phát hiện và thực hiện các giải pháp ngăn chặn hoạt động khai thác khoáng sản trái phép ngay sau khi phát hiện; trường hợp vượt thẩm quyền kịp thời báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh cấp huyện để chỉ đạo công tác giải tỏa;
- Định kỳ 6 tháng báo cáo tình hình bảo vệ khoáng sản chưa khai thác tại địa phương cho Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Tổ chức được phép khai thác khoáng sản phải có trách nhiệm gì đối với khoáng sản chưa khai thác?
Tại Điều 20 Nghị định 158/2016/NĐ-CP quy định về trách nhiệm bảo vệ khoáng sản chưa khai thác của tổ chức, cá nhân được phép hoạt động khoáng sản cụ thể như sau
(1) Để bảo vệ khoáng sản chưa khai thác và thực hiện thăm dò, khai thác khoáng sản trong khu vực được phép hoạt động, tổ chức, cá nhân phải cắm mốc các điểm khép góc khu vực thăm dò, khai thác khoáng sản theo tọa độ ghi trong Giấy phép thăm dò khoáng sản, Giấy phép khai thác khoáng sản.
(2) Quy cách mốc điểm góc khu vực hoạt động khoáng sản quy định như sau:
- Theo quy cách mốc địa giới hành chính cấp xã đối với thăm dò, khai thác khoáng sản rắn;
- Đối với trường hợp khai thác cát, sỏi lòng sông, cửa sông, cửa biển, việc cắm mốc thực hiện theo quy định của pháp luật về Đường thủy nội địa hoặc Hàng hải. Trường hợp không thể thực hiện được theo quy định nêu trên thì cắm mốc gửi trên bờ sông theo quy định tại điểm a khoản này.
(3) Sau khi hoàn thành việc cắm mốc nêu tại khoản 2 Điều này, tổ chức, cá nhân được phép hoạt động khoáng sản thông báo bằng văn bản để Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân huyện, xã nơi có khoáng sản được khai thác bàn giao mốc tại thực địa. Trường hợp khai thác khoáng sản theo Giấy phép do Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp phải có đại diện của Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam.
(4) Tổ chức, cá nhân được phép hoạt động khoáng sản có trách nhiệm tổ chức quản lý, bảo vệ không để xảy ra hoạt động khai thác khoáng sản trái phép trong khu vực được phép hoạt động khoáng sản. Khi phát hiện có hoạt động khai thác khoáng sản trái phép ở ngoài ranh giới khu vực được phép hoạt động khoáng sản phải báo báo ngay cho Ủy ban nhân dân cấp huyện, xã để xử lý.
(5) Tổ chức, cá nhân được phép khai thác khoáng sản có trách nhiệm lưu giữ, bảo vệ khoáng sản đã khai thác nhưng chưa sử dụng; khoáng sản tại bãi thải hoặc khoáng sản đi kèm nhưng chưa thu hồi trong quá trình khai thác.
(6) Trước khi khai thác khoáng sản đi kèm quy định tại khoản 2 Điều 2 Nghị định 158/2016/NĐ-CP, tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản phải gửi thông báo bằng văn bản đến cơ quan tiếp nhận hồ sơ quy định tại khoản 1, khoản 3 Điều 47 Nghị định 158/2016/NĐ-CP. Trong thời gian không quá 15 ngày làm việc, cơ quan tiếp nhận phải hoàn thành công tác kiểm tra thực địa, kiểm tra hồ sơ, tài liệu có liên quan và trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép khai thác khoáng sản đó quyết định việc khai thác khoáng sản đi kèm để tổ chức, cá nhân thực hiện nghĩa vụ khác theo quy định.
Theo đó, sau khi cắm mốc công ty bạn phải thông báo bằng văn bản để Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân huyện, xã nơi có khoáng sản được khai thác bàn giao mốc tại thực địa. Trường hợp công ty bạn thực hiện khai thác khoáng sản theo Giấy phép do Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp thì phải có đại diện của Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam.
Như vậy, tổ chức được phép khai thác khoáng sản phải có trách nhiệm đối với khoáng sản chưa khai thác theo quy định nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hà Nội: Báo cáo thống kê đơn vị doanh nghiệp ngừng việc tập thể trước 14 tháng 1? Tải về mẫu báo cáo?
- Lạc nội mạc tử cung là gì? Có dễ tái phát không? Nhóm phụ nữ có nguy cơ cao bị lạc nội mạc tử cung?
- Chủ thể tham gia hợp đồng xây dựng gồm những ai? Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng xây dựng có mặc nhiên là thời điểm ký kết hợp đồng?
- Mẫu kế hoạch kiểm tra chấp hành Điều lệ công đoàn mới nhất? Cơ quan nào có trách nhiệm lập kế hoạch kiểm tra?
- Trường hợp nào chưa xác thực sinh trắc học ngân hàng vẫn có thể rút tiền tại cây ATM? Hạn chót xác thực sinh trắc học?