Tổ chức đề nghị được chỉ định giữ chuẩn quốc gia cần chuẩn bị hồ sơ gồm những gì và gửi hồ sơ đến đâu?
Tổ chức được chỉ định giữ chuẩn quốc gia cần đáp ứng những điều kiện gì?
Căn cứ theo Điều 3 Thông tư 14/2013/TT-BKHCN quy định như sau:
Điều kiện để được chỉ định là tổ chức giữ chuẩn quốc gia
Tổ chức đáp ứng các điều kiện sau đây được chỉ định giữ chuẩn quốc gia:
1. Có tư cách pháp nhân;
2. Có chuẩn đo lường tương ứng đề nghị được phê duyệt là chuẩn quốc gia (sau đây gọi tắt là chuẩn đo lường được đề nghị phê duyệt);
3. Có đủ phương tiện, trang thiết bị, mặt bằng làm việc, điều kiện môi trường và các điều kiện kỹ thuật khác (điều kiện về điện áp, tần số nguồn điện, chống rung động, chống ảnh hưởng của nhiễu điện từ trường) để thực hiện duy trì, bảo quản, sử dụng chuẩn quốc gia tương ứng;
4. Có các biện pháp bảo đảm an toàn, phòng chống cháy nổ, hư hỏng, thiên tai; bảo đảm yêu cầu di chuyển khẩn cấp chuẩn đo lường được đề nghị phê duyệt;
5. Có ít nhất 02 nhân viên kỹ thuật thực hiện việc duy trì, bảo quản, sử dụng chuẩn đo lường được đề nghị phê duyệt. Nhân viên kỹ thuật phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:
a) Tốt nghiệp đại học chuyên ngành kỹ thuật tương ứng;
b) Ngoại ngữ: Tiếng Anh hoặc tiếng Pháp hoặc tiếng Nga, trình độ C hoặc tương đương trở lên;
c) Có ít nhất ba (03) năm kinh nghiệm thực hiện hiệu chuẩn, so sánh chuẩn đo lường.
6. Có sơ đồ hiệu chuẩn và quy trình hiệu chuẩn hoặc phương pháp so sánh chuẩn đo lường đề nghị phê duyệt phù hợp với tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế;
7. Đã thiết lập và duy trì hệ thống quản lý phù hợp với Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO/IEC 17025 để thực hiện việc duy trì, bảo quản, sử dụng chuẩn đo lường được đề nghị phê duyệt.
Trong đó, chuẩn đo lường quốc gia (sau đây gọi là chuẩn quốc gia) là chuẩn đo lường cao nhất của quốc gia được dùng để xác định giá trị đo của các chuẩn đo lường còn lại của lĩnh vực đo theo khoản 1 Điều 10 Luật Đo lường 2011.
Như vậy, tổ chức được chỉ định giữ chuẩn quốc gia khi đáp ứng các điều kiện cụ thể trên.
Tổ chức đề nghị được chỉ định giữ chuẩn quốc gia cần chuẩn bị hồ sơ gồm những gì và gửi hồ sơ đến đâu?
Tổ chức đề nghị được chỉ định giữ chuẩn quốc gia cần chuẩn bị hồ sơ gồm những gì và gửi hồ sơ đến đâu?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 5 Thông tư 14/2013/TT-BKHCN quy định như sau:
Lập hồ sơ đề nghị chỉ định tổ chức giữ chuẩn quốc gia, phê duyệt chuẩn quốc gia
...
2. Trường hợp đề nghị được chỉ định giữ chuẩn quốc gia, tổ chức đề nghị lập một (01) bộ hồ sơ gửi trực tiếp tại trụ sở hoặc qua đường bưu điện đến Tổng cục. Hồ sơ gồm:
a) Đề nghị được chỉ định giữ chuẩn quốc gia (theo Mẫu 1b. ĐNCĐ tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này);
b) Bản sao (có xác nhận sao y bản chính của tổ chức đề nghị) văn bản về tư cách pháp nhân của tổ chức đề nghị;
c) Báo cáo về cơ sở vật chất, kỹ thuật và nhân lực để thực hiện duy trì, bảo quản, sử dụng chuẩn đo lường được đề nghị phê duyệt (theo Mẫu 2. BCCS tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này);
d) Văn bản quy định về việc duy trì, bảo quản, sử dụng chuẩn quốc gia theo quy định tại Điều 19 của Thông tư này;
đ) Sơ đồ hiệu chuẩn; quy trình và chu kỳ hiệu chuẩn hoặc so sánh chuẩn đo lường;
e) Danh mục hồ sơ của hệ thống quản lý đối với hoạt động duy trì, bảo quản, sử dụng chuẩn quốc gia.
Như vậy, trường hợp đề nghị được chỉ định giữ chuẩn quốc gia, tổ chức đề nghị lập 01 bộ hồ sơ gửi trực tiếp tại trụ sở hoặc qua đường bưu điện đến Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng. Hồ sơ gồm:
- Đề nghị được chỉ định giữ chuẩn quốc gia theo Mẫu 1b. ĐNCĐ tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 14/2013/TT-BKHCN;
- Bản sao (có xác nhận sao y bản chính của tổ chức đề nghị) văn bản về tư cách pháp nhân của tổ chức đề nghị;
- Báo cáo về cơ sở vật chất, kỹ thuật và nhân lực để thực hiện duy trì, bảo quản, sử dụng chuẩn đo lường được đề nghị phê duyệt theo Mẫu 2. BCCS tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 14/2013/TT-BKHCN;
- Văn bản quy định về việc duy trì, bảo quản, sử dụng chuẩn quốc gia theo quy định;
- Sơ đồ hiệu chuẩn; Quy trình và chu kỳ hiệu chuẩn hoặc so sánh chuẩn đo lường;
- Danh mục hồ sơ của hệ thống quản lý đối với hoạt động duy trì, bảo quản, sử dụng chuẩn quốc gia.
Hồ sơ đề nghị được chỉ định giữ chuẩn quốc gia của tổ chức được xử lý như thế nào?
Căn cứ theo Điều 6 Thông tư 14/2013/TT-BKHCN quy định về xử lý hồ sơ như sau:
Xử lý hồ sơ
1. Trong thời hạn mười (10) ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, nếu hồ sơ chưa đúng quy định, Tổng cục thông báo cho tổ chức đề nghị những nội dung cần bổ sung, sửa đổi.
2. Trong thời hạn ba mươi (30) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Tổng cục quyết định về việc đánh giá tại cơ sở.
Theo đó, trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, nếu hồ sơ chưa đúng quy định, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thông báo cho tổ chức đề nghị những nội dung cần bổ sung, sửa đổi.
Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Tổng cục quyết định về việc đánh giá tại cơ sở.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu thỏa thuận liên doanh tham gia đấu thầu dự án đầu tư công trình năng lượng chuẩn Thông tư 24?
- Noel là ngày gì? Noel là ngày 24 hay 25? Lễ Giáng sinh người lao động có được nghỉ làm để đi chơi Noel không?
- Hình thức tổ chức họp báo cho báo chí của Bộ Công thương mấy tháng một lần? Do ai chủ trì thực hiện?
- Hành vi hành chính của cơ quan nào bị khiếu kiện thuộc thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm của Tòa án cấp tỉnh?
- Bộ luật Hình sự mới nhất hiện nay quy định những gì? Bộ luật Hình sự có nhiệm vụ gì? Nguyên tắc xử lý người phạm tội và pháp nhân thương mại phạm tội?