Tổ chức cuộc họp góp ý đối với người được giáo dục tại xã, phường, thị trấn trong trường hợp nào? Trình tự tổ chức thế nào?
Người được giáo dục tại xã, phường, thị trấn phải thực hiện cam kết về những nội dung gì?
Theo quy định tại Điều 32 Nghị định 120/2021/NĐ-CP thì người được giáo dục gửi bản cam kết về việc chấp hành quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn cho cơ quan, tổ chức được giao giáo dục, quản lý về các nội dung sau:
- Chấp hành nghiêm pháp luật, nghiêm túc sửa chữa sai phạm;
- Thực hiện tốt nghĩa vụ học tập, tu dưỡng, rèn luyện;
- Tham gia các chương trình học tập hoặc dạy nghề phù hợp;
- Tham gia các hoạt động công ích với hình thức phù hợp;
- Tham gia các chương trình tham vấn, phát triển kỹ năng sống phù hợp được tổ chức tại địa phương;
- Có mặt khi được yêu cầu;
- Thực hiện nghiêm quy định về việc vắng mặt tại nơi cư trú.
Trường hợp người được giáo dục không biết chữ hoặc không thể viết được cam kết thì có thể nhờ người khác viết hộ, người được giáo dục phải điểm chỉ vào từng trang của bản cam kết.
Cam kết của người chưa thành niên phải có ý kiến của cha, mẹ hoặc người giám hộ.
Áp dụng biện pháp giáo dục tại xã phường, thị trấn (Hình từ Internet)
Tổ chức cuộc họp góp ý đối với người được giáo dục tại xã, phường, thị trấn trong trường hợp nào?
Tại khoản 2 Điều 34 Nghị định 120/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục, quản lý, giúp đỡ người được giáo dục
...
2. Trong thời gian chấp hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn, nếu người được giáo dục không tiến bộ, vi phạm cam kết và đã được người được phân công giúp đỡ nhắc nhở nhiều lần mà vẫn không chịu sửa chữa, thì tổ chức được giao giáo dục, quản lý báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức cuộc họp tại cơ sở để góp ý đối với người được giáo dục, trừ trường hợp quy định tại khoản 6 Điều này.
Theo đó việc tổ chức cuộc họp góp ý đối với người được giáo dục tại xã, phường, thị trấn sẽ được thực hiện khi trong thời gian chấp hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn, nếu người được giáo dục không tiến bộ, vi phạm cam kết và đã được người được phân công giúp đỡ nhắc nhở nhiều lần mà vẫn không chịu sửa chữa.
Trình tự tổ chức cuộc họp góp ý đối với người được giáo dục tại xã, phường, thị trấn thế nào?
Về tổ chức cuộc họp góp ý đối với người được giáo dục tại xã, phường, thị trấn thực hiện theo khoản 3 và khoản 4 Điều 34 Nghị định 120/2021/NĐ-CP như sau:
- Về thành phần tham dự gồm có:
+ Đại diện lãnh đạo Ủy ban nhân dân cấp xã;
+ Trường Công an cấp xã;
+ Người được phân công giúp đỡ và đại diện của cơ quan, tổ chức được giao giáo dục, quản lý;
+ Đại diện Mặt trận Tổ quốc cấp xã và đại diện đơn vị dân cư ở cơ sở;
+ Người được giáo dục, gia đình của người được giáo dục.
- Trình tự cuộc họp sẽ được diễn ra như sau:
+ Người được phân công giúp đỡ báo cáo về quá trình giáo dục, quản lý và các vi phạm của người được giáo dục trong thời gian quản lý và đề xuất bổ sung, thay đổi biện pháp giáo dục, quản lý, giúp đỡ phù hợp;
+ Người được giáo dục trình bày nguyên nhân vi phạm cam kết và phương hướng khắc phục, đề xuất giúp đỡ nếu cần thiết;
+ Trên cơ sở báo cáo của người được phân công giúp đỡ và trình bày của người được giáo dục, các thành viên tham gia cuộc họp phân tích, góp ý về những sai phạm của người được giáo dục, giúp đỡ người đó sửa chữa để tiến bộ;
+ Thảo luận và đưa ra biện pháp giáo dục đối với đối tượng;
Nội dung cuộc họp phải được ghi thành biên bản, lưu hồ sơ và gửi cho người được giáo dục và gia đình của họ.
Bên cạnh đó tại khoản 5 Điều này có quy định về việc hoãn cuộc họp góp ý và xử lý trong trường hợp không tổ chức cuộc họp góp ý như sau:
- Hoãn cuộc họp góp ý trong trường hợp người được giáo dục không tham dự được mà có lý do chính đáng.
Cuộc họp góp ý được hoãn không quá 02 lần, mỗi lần hoãn không quá 03 ngày làm việc;
- Không tổ chức cuộc họp góp ý nếu đã hoãn cuộc họp 02 lần theo quy định tại điểm a khoản này hoặc người được giáo dục cố tình trốn tránh.
Trong trường hợp này, người được phân công trực tiếp giáo dục, quản lý, giúp đỡ người được giáo dục xây dựng báo cáo về quá trình giáo dục, quản lý và các vi phạm của người được giáo dục, đề xuất hướng giải quyết hoặc điều chỉnh kế hoạch, báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định. Việc điều chỉnh kế hoạch phải được thông báo đến người được giáo dục và gia đình của họ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nền quốc phòng toàn dân được xây dựng như thế nào? Quyền và nghĩa vụ của công dân về quốc phòng?
- Công ty thông tin tín dụng thay đổi tên công ty cần phải đề nghị cơ quan nào thay đổi nội dung Giấy chứng nhận?
- Cấp độ phòng thủ dân sự là gì? Cấp độ phòng thủ dân sự được pháp luật quy định như thế nào? Có bao nhiêu cấp độ?
- Cách ghi tự nhận xét ưu khuyết điểm của viên chức trong phiếu đánh giá xếp loại chất lượng viên chức năm 2024 mẫu 03?
- Bisexual là gì? Bisexual có phải là xu hướng tính dục? Các yếu tố ảnh hưởng xu hướng tính dục là gì?