Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt là bao gồm những tổ chức nào theo quy định pháp luật?
Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt là bao gồm những tổ chức nào?
Khái niệm tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt được quy định tại khoản 4 Điều 3 Nghị định 52/2024/NĐ-CP như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt (sau đây gọi là dịch vụ thanh toán) bao gồm: dịch vụ thanh toán qua tài khoản thanh toán của khách hàng và dịch vụ thanh toán không qua tài khoản thanh toán của khách hàng.
...
4. Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt (sau đây gọi là tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán) là tổ chức được cung ứng một hoặc một số dịch vụ thanh toán theo quy định tại Nghị định này, bao gồm: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi là Ngân hàng Nhà nước), ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô và doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính công ích.
...
Theo đó, tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt có thể hiểu là tổ chức được cung ứng một hoặc một số dịch vụ thanh toán theo quy định tại Nghị định này, bao gồm:
- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
- Ngân hàng;
- Chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
- Quỹ tín dụng nhân dân;
- Tổ chức tài chính vi mô;
- Doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính công ích.
Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt là bao gồm những tổ chức nào theo quy định pháp luật? (Hình từ Internet)
Trách nhiệm quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước về hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt được quy định như thế nào?
Trách nhiệm quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước về hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt được quy định tại Điều 4 Nghị định 52/2024/NĐ-CP như sau:
(1) Ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt; quy định việc quản lý, kết nối, chia sẻ dữ liệu phục vụ hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt.
(2) Tổ chức, quản lý, vận hành, giám sát hệ thống thanh toán quốc gia; tham gia tổ chức, giám sát sự vận hành của các hệ thống thanh toán quan trọng khác trong nền kinh tế; giám sát hoạt động cung ứng dịch vụ thanh toán và dịch vụ trung gian thanh toán.
(3) Chấp thuận bằng văn bản việc tham gia hệ thống thanh toán quốc tế của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
(4) Cấp, sửa đổi, bổ sung và thu hồi Giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán của tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán.
(5) Chấp thuận và thu hồi văn bản hoạt động cung ứng dịch vụ thanh toán không qua tài khoản thanh toán của khách hàng của doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính công ích.
(6) Kiểm tra, thanh tra và xử lý theo thẩm quyền đối với các hành vi vi phạm pháp luật hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt của các tổ chức, cá nhân.
(7) Quản lý hoạt động hợp tác quốc tế trong lĩnh vực thanh toán; chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng trong việc quản lý hoạt động thanh toán quốc tế.
Thanh toán bằng ngoại tệ và thanh toán quốc tế được quy định như thế nào?
Thanh toán bằng ngoại tệ và thanh toán quốc tế được quy định tại Điều 5 Nghị định 52/2024/NĐ-CP như sau:
- Thanh toán bằng ngoại tệ và thanh toán quốc tế phải tuân theo các quy định của Nghị định này, pháp luật về quản lý ngoại hối, bảo vệ dữ liệu người dùng, an ninh mạng, quản lý thuế, pháp luật về phòng, chống rửa tiền, tài trợ khủng bố, tài trợ phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt và các điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế về thanh toán mà Việt Nam tham gia.
+ Việc áp dụng tập quán thương mại thực hiện theo Điều 3 Luật Các tổ chức tín dụng 2024.
- Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được tham gia hệ thống thanh toán quốc tế sau khi đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 21 Nghị định 52/2024/NĐ-CP.
- Tổ chức nước ngoài cung ứng dịch vụ thanh toán, dịch vụ trung gian thanh toán cho khách hàng là người không cư trú và người nước ngoài cư trú tại Việt Nam để thực hiện giao dịch thanh toán hàng hóa, dịch vụ tại Việt Nam phải thực hiện thông qua ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đã được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận tham gia hệ thống thanh toán quốc tế của tổ chức nước ngoài đó.
- Tổ chức cung ứng dịch vụ chuyển mạch tài chính được kết nối với hệ thống thanh toán quốc tế để thực hiện dịch vụ chuyển mạch tài chính quốc tế sau khi đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 22 Nghị định 52/2024/NĐ-CP.
- Tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán (trừ tổ chức cung ứng dịch vụ chuyển mạch tài chính) được cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán cho khách hàng để thực hiện giao dịch thanh toán cho hàng hóa, dịch vụ nước ngoài;
+ Việc thực hiện thanh toán, quyết toán cho các giao dịch thanh toán quốc tế đó phải được thực hiện thông qua ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đã được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận hoạt động ngoại hối trên thị trường quốc tế.
- Các bên liên quan đến hoạt động thanh toán quốc tế có trách nhiệm cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời và đáp ứng các yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dự phòng bảo hành công trình xây dựng là gì? Tải về giấy đề nghị thanh toán tiền bảo hành công trình xây dựng?
- Việc ghi sổ thu chi tài chính công đoàn cơ sở được căn cứ vào đâu? Mẫu sổ thu chi tài chính công đoàn cơ sở mới nhất?
- STT Ngày Ông Công Ông Táo? Ngày Ông Công Ông Táo CBCCVC bắt đầu nghỉ Tết Nguyên đán Ất tỵ chưa?
- Các điểm bắn pháo hoa Tết âm lịch 2025 trên cả nước? Địa điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán 63 tỉnh thành năm 2025?
- Tổ chức hội thảo khoa học kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 3 2 khi nào?