Tổ chức cung cấp sản phẩm công nghệ thông tin kích động mê tín dị đoan thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính thế nào?

Tôi có thắc mắc liên quan đến vấn đề về sản phẩm công nghệ thông tin. Cho tôi hỏi tổ chức cung cấp sản phẩm công nghệ thông tin kích động mê tín dị đoan thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính thế nào? Câu hỏi của anh Thành Hòa ở Lâm Đồng.

Những hành vi nào bị nghiêm cấm trong lĩnh vực công nghệ thông tin?

Căn cứ Điều 12 Luật Công nghệ thông tin 2006 quy định về các hành vi bị nghiêm cấm như sau:

Các hành vi bị nghiêm cấm
1. Cản trở hoạt động hợp pháp hoặc hỗ trợ hoạt động bất hợp pháp về ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin; cản trở bất hợp pháp hoạt động của hệ thống máy chủ tên miền quốc gia; phá hoại cơ sở hạ tầng thông tin, phá hoại thông tin trên môi trường mạng.
2. Cung cấp, trao đổi, truyền đưa, lưu trữ, sử dụng thông tin số nhằm mục đích sau đây:
a) Chống Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, phá hoại khối đoàn kết toàn dân;
b) Kích động bạo lực, tuyên truyền chiến tranh xâm lược, gây hận thù giữa các dân tộc và nhân dân các nước, kích động dâm ô, đồi trụy, tội ác, tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan, phá hoại thuần phong mỹ tục của dân tộc;
c) Tiết lộ bí mật nhà nước, bí mật quân sự, an ninh, kinh tế, đối ngoại và những bí mật khác đã được pháp luật quy định;
d) Xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm, uy tín của công dân;
đ) Quảng cáo, tuyên truyền hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục cấm đã được pháp luật quy định.
3. Xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trong hoạt động công nghệ thông tin; sản xuất, lưu hành sản phẩm công nghệ thông tin trái pháp luật; giả mạo trang thông tin điện tử của tổ chức, cá nhân khác; tạo đường dẫn trái phép đối với tên miền của tổ chức, cá nhân sử dụng hợp pháp tên miền đó.

Theo đó, hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực công nghệ thông tin là những hành vi được quy định tại Điều 12 nêu trên.

Trong đó nghiêm cấm hành vi cung cấp, trao đổi, truyền đưa, lưu trữ, sử dụng thông tin số nhằm mục đích kích động dâm ô, đồi trụy, tội ác, tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan, phá hoại thuần phong mỹ tục của dân tộc.

Sản phẩm công nghệ thông tin

Sản phẩm công nghệ thông tin (Hình từ Internet)

Tổ chức cung cấp sản phẩm công nghệ thông tin kích động mê tín dị đoan thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính thế nào?

Theo quy định tại điểm b khoản 3, khoản 4, điểm a khoản 5 Điều 77 Nghị định 15/2020/NĐ-CP về vi phạm quy định về bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp và hỗ trợ người sử dụng sản phẩm, dịch vụ công nghệ thông tin như sau:

Vi phạm quy định về bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp và hỗ trợ người sử dụng sản phẩm, dịch vụ công nghệ thông tin
...
3. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Tạo ra hoặc cài đặt hoặc phát tán chương trình vi rút máy tính hoặc phần mềm gây hại vào thiết bị số của người khác;
b) Sản xuất hoặc cung cấp sản phẩm, dịch vụ công nghệ thông tin kích động dâm ô, đồi trụy, tội ác, tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan, phá hoại thuần phong mỹ tục của dân tộc.
4. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này;
b) Trục xuất khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đối với người nước ngoài có hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc tiêu hủy sản phẩm, dịch vụ công nghệ thông tin đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 3 Điều này;
b) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 3 Điều này.

Theo khoản 3 Điều 4 Nghị định 15/2020/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức như sau:

Quy định về mức phạt tiền và thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức
...
3. Mức phạt tiền quy định từ Chương II đến Chương VII tại Nghị định này được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của tổ chức, trừ quy định tại Điều 106 Nghị định này. Trường hợp cá nhân có hành vi vi phạm như của tổ chức thì mức phạt tiền bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức.
...

Theo đó, tổ chức cung cấp sản phẩm công nghệ thông tin kích động mê tín dị đoan thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

Đồng thời tổ chức vi phạm còn bị tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính và buộc tiêu hủy sản phẩm công nghệ thông tin đối với hành vi vi phạm.

Lưu ý: nếu người vi phạm là nước ngoài thì ngoài những hình thức xử phạt nêu trên, người này còn bị trục xuất khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền xử phạt tổ chức cung cấp sản phẩm công nghệ thông tin kích động mê tín dị đoan không?

Theo khoản 2 Điều 115 Nghị định 15/2020/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 41 Điều 1 Nghị định 14/2022/NĐ-CP quy định về quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện như sau:

Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp
...
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin, an toàn thông tin mạng; phạt tiền đến 40.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, giao dịch điện tử;
c) Tước quyền sử dụng Giấy phép có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, đ, h, i và k khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính.
...

Như vậy, tổ chức cung cấp sản phẩm công nghệ thông tin kích động mê tín dị đoan thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền cao nhất là 50.000.000 đồng nên Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền xử phạt tổ chức này.

Xử phạt vi phạm hành chính
Công nghệ thông tin TẢI TRỌN BỘ CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Nam giới bán dâm có bị xử phạt vi phạm hành chính hay không?
Pháp luật
Tái phạm trong vi phạm hành chính là gì? Không tái phạm thì được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính?
Pháp luật
Đối tượng áp dụng Luật Công nghệ thông tin? Hướng dẫn nội dung quản lý nhà nước về công nghiệp công nghệ thông tin?
Pháp luật
Đối tượng nào bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai? Thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai thuộc về ai?
Pháp luật
Giao quyền xử phạt vi phạm hành chính có bắt buộc phải ghi thông tin Quyết định giao quyền vào phần căn cứ pháp lý không?
Pháp luật
Trách nhiệm quản lý nhà nước về công nghệ thông tin theo quy định pháp luật công nghệ thông tin?
Pháp luật
Đầu tư mạo hiểm trong lĩnh vực công nghệ thông tin là gì? Có khuyến khích nhà đầu tư tham gia đầu tư mạo hiểm trong lĩnh vực này?
Pháp luật
Số hóa là gì? Quyền số hóa thông tin của tổ chức, cá nhân tham gia phát triển công nghệ thông tin?
Pháp luật
Khoảng cách số là gì? Trách nhiệm tổ chức thực hiện các chương trình, dự án thu hẹp khoảng cách số gồm những gì?
Pháp luật
Phần cứng là gì? Công nghiệp phần cứng là công nghiệp sản xuất sản phẩm nào? Hoạt động công nghiệp phần cứng?
Pháp luật
Mã nguồn là gì? Sao chép và sử dụng mã nguồn phần mềm phải lưu ý điều gì theo quy định pháp luật?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Xử phạt vi phạm hành chính
1,049 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Xử phạt vi phạm hành chính Công nghệ thông tin

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Xử phạt vi phạm hành chính Xem toàn bộ văn bản về Công nghệ thông tin

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào